7. Phương pháp nghiên cứu
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục nề nếp học tập của học
sinh THPT
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
* Yếu tố người học: Bao gồm trong nó rất nhiều yếu tố bộ phận như động
cơ, mục đích, hứng thú học, tri thức, kỹ năng vốn sống,…
Động cơ là cái thơi thúc con người hoạt động, nó khơng phải là cái trừu tượng mà được cụ thể hố trong mục đích của hoạt động. Có rất nhiều động cơ học như học để đạt điểm cao, học để có học bổng, học vì để báo đáp cơng ơn cha mẹ, học để mở rộng kiến thức, học để lập nghiệp… Tuỳ vào động cơ học mà học sinh sẽ chọn phương pháp, phương tiện và các điều kiện học tương ứng. Ví dụ, nếu động cơ học để mở rộng hiểu biết, phát triển chính mình thì việc học sẽ được thực hiện với sự tự giác, tích cực độc lập cao, học ở mọi lúc, mọi nơi với mọi đối tượng, kiến thức tiếp thu được đào sâu, được phát triển và ứng dụng phong phú. Khi học sinh có động cơ học tập đúng đắn, các em sẽ chủ động tích cực trong học tập, nỗ lực ý chí vượt qua khó khăn để theo đuổi việc học, từ đó NNHT thường xun được duy trì thực hiện tốt.
Động cơ, mục đích học của học sinh liên quan đến việc nhận thức ý nghĩa của việc học, môn học, bài học, liên quan đến phạm vi kiến thức và phương pháp lĩnh hội kiến thức. Do đó hình thành động cơ học cho học sinh, giáo viên bằng phương pháp sư phạm của mình làm cho học sinh nhận thức được ý nghĩa của việc học, môn học, bài học đối với cuộc sống, các nhân và nghề nghiệp tương lai của học sinh.
* Giáo viên
Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, giáo viên can thiệp đến tất cả các yếu tố khác của hoạt động dạy học, cụ thể:
- Đối với nội dung, GV lựa chọn và thiết kế nội dung trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa đối với học sinh, nhờ vậy mà HS hứng thú và tích cực nghiên cứu nội dung mơn học.
- Đối với học sinh, GV kích thích hứng thú, hình thành động cơ học tập đúng đắn, tổ chức mơi trường học tập tích cực, giúp đỡ và hợp tác với HS trong quá trình tự học nhằm nâng cao NNHT cho học sinh.
- Đối với môi trường, giáo viên gợi ý, tạo điều kiện cho học sinh huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố của môi trường. Để thực hiện được các chức năng trên, giáo viên phải là một người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, say mê với mơn dạy, có kiến thức chun mơn vững vàng, sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học trong các tình huống dạy học ở trên lớp.
Trong các yếu tố của hoạt động dạy, phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến NNHT của học sinh. Tuy nhiên muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, nhà quản lý cịn phải chú trọng đến các vấn đề khác như phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, môi trường dạy học, chương trình đào tạo… trong đó, việc kiểm tra đánh giá của GV đối với học sinh cũng là một yêu tố tác động rất quan trọng đến NNHT của học sinh.
* Phụ huynh học sinh
Phụ huynh học sinh có vai trị rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân. Có thể nói, gia đình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới việc học tập của con người. Thứ nhất, truyền thống học tập của gia đình tạo nền tảng quan trọng trong sự nghiệp học tập của mỗi cá nhân. Nếu cha mẹ, anh chị em trong gia đình đều là những người có trình độ học vấn, chăm chỉ, quan tâm tới việc học của con cái thì theo lẽ tự nhiên, con người sẽ hình thành cho mình một ý thức học tập, phát huy truyền thống gia đình. Cha mẹ quan tâm tới việc học của con, đốc thúc con học tập thì người học sinh sẽ có điều kiện để tập trung vào việc học. Cha mẹ cũng chính là người góp phần định hướng tương lai học tập cho con,
nhất là trong việc chọn ngành nghề để theo học. Thứ hai, khơng khí gia đình cũng ảnh hưởng tới học tập.Một gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc là động lực tinh thần giúp người học sinh tập trung vào việc học để đạt hiệu quả cao.Trong trường hợp học sinh sống trong một gia đình khơng hạnh phúc, cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu khoa học gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách.
* Năng lực cán bộ quản lý
Hiện nay, chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục quy định hiện nay đang quá tải về nội dung, hoạt động GDNNHT được lồng ghép vào môn học để giảng dạy hoặc qua các hoạt động ngoại khóa. Đây là cũng là một thách thức đối với quản lý GDNNHT, vì vậy, nếu CBQL nhận thấy được vị trí, tầm quan trọng của GDNNHT sẽ xây dựng được kế hoạch GDNNHT đúng tầm công việc. Mặt khác, CBQL sẽ phân cơng lực lượng tham gia GDNNHT, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các lực lượng này. Sự quan tâm của Hiệu trưởng tới GDNNHT sẽ có giải pháp để giải quyết những khó khăn cho GV khi tiến hành GDNNHT cho HS. Mặt khác, CBQL cần xây dựng chương trình GDNNHT trở nên có hệ thống, mang tính chất cơ bản trong nhà trường phổ thơng hiện nay.
1.6.2. Các yếu tố khách quan
* Nội dung mơn học
Chương trình mơn học đã được lựa chọn từ khoa học tương ứng và được sắp xếp theo logic sư phạm của từng cấp học, bậc học. Và những kiến thức đó là đối tượng lĩnh hội của học sinh trong quá trình học tập. Nội dung môn học chủ yếu được thể hiện trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trong các nguồn thông tin khác. Nội dung môn học được mở đầu ở giáo viên và kết thúc ở học sinh.
Nội dung môn học không chỉ là hệ thống tri thức mà ẩn chứa trong nó là cách thức hành động, cách thức tiếp cận. Nội dung mơn học hàm chứa tính mới mẻ, tính tiện ích nên bao giờ nó cũng hấp dẫn, lơi cuốn người học. Tuy nhiên tính mới mẻ, tính tiện ích ẩn chứa bên trong người học khó mà phát hiện ra và nhận thức được, thường phải nhờ đến khả năng, phương pháp sư phạm của giáo
viên thì mới giúp học sinh nhận thức được tính mới mẻ, tính giá trị của tri thức, kĩ năng trong môn học. Nếu nội dung môn học gắn với thực tiễn cuộc sống, với vốn sống của học sinh và đặc biệt được thiết kế dưới dạng tình huống có vấn đề nó sẽ tác động rất lớn đến hứng thú học tập, lịng say mê tìm tịi khám phá từ đó kích thích khả năng tự học và NNHT ở học sinh.
* Môi trường và điều kiện học tập
Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Tính cách con người nói chung và người học sinh nói riêng khơng chỉ do ảnh hưởng của giáo dục ở nhà trường phổ thông mà cịn do ảnh hưởng của mơi trường xã hội. Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách người học ngay từ thuở ấu thơ. Sự giáo dục trong gia đình, tấm gương học tập của bố mẹ, anh chị, phong trào học tập trong trường, lớp là nhân tố cơ bản định hướng cho sự phấn đấu đi lên trong học tập, giúp các em hình thành NNHT.
Bên cạnh đó thì điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, thư viện, phương tiện thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, hệ thống mạng Internet,... phục vụ cho dạy học cũng ảnh hưởng đến NNHT của học sinh.
* Quy định trong quản lý nề nếp học tập của học sinh
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên cho học sinh học tập nội quy của nhà trường. Từ đó, học sinh hiểu và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nền nếp để đạt được kết quả cao trong học tập. Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quản lý NNHT của HS.
Kết luận chương 1
Công tác xây dựng nề nếp học tập của học sinh ở các trường phổ thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được thực hiện, trong thực tế dạy học nếu học sinh khơng có nề nếp học tập tốt thì chất lượng giờ dạy sẽ khơng đạt
hiệu quả cao, trong một đơn vị trường học cũng vậy nếu học sinh khơng có NNHT thì chất lượng giáo dục và giảng dạy của nhà trường khó nâng cao được. Quản lý NNHT địi hỏi phải có sự phối kết hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến quá trình thực hiện NNHT của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động thực hiện các nề nếp đã được nhà trường quy định, từ đó giúp học sinh hình thành được NNHT tốt hơn trong giờ học ở trên lớp cũng như tự học ở nhà, vừa nâng cao được ý thức tổ chức kỷ luật khi đến trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Việc thực hiện NNHT có vai trị quan trọng đến kết quả học tập của người học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện NNHT đạt kết quả, cán bộ quản lý cần chú trọng đến việc quản lý kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên, đến kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm, kế hoạch quản lý NNHT, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu học tập và tham khảo cho cả giáo viên và học sinh,...
Từ các luận cứ chủ yếu về tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản, một số vấn đề quản lý về hoạt động dạy học ở các trường phổ thông, quản lý nề nếp học tập của học sinh được trình bày ở trên đây là những tri thức về mặt lý luận. Để đưa ra được một số biện pháp quản lý NNHT của học sinh ở các trường THPT Si Ma Cai thì cần phải có các luận cứ về thực tiến cơng tác quản lý NNHT của nhà trường. Vấn đề này được trình bày ở phần 2 của luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỀ NẾP HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI,