Phương pháp, hình thức giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 34 - 36)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục nề nếp học tập của học sinh

1.3.6. Phương pháp, hình thức giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT

1.3.6.1. Phương pháp

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa GV, CBQLHS và HS về các vấn đề NNHT, dựa trên hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích HS học tập và làm theo tấm gương đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc nâng cao nhận thức và thể hiện thái độ tích cực, tự giác cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung của NNHT.

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS thực hiện các trò chơi với những thao tác hành động, tình huống khác nhau, nhằm cung cấp và tiếp nhận củng cố

tri thức đã được tiếp nhận, đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng cho HS. Phương pháp trị chơi có những thuận lợi là phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú và giúp cho HS dễ tiếp thu kiến thức mới, thực hành thành thạo kiến thức cũ, tạo được bầu khơng khí thân thiện trong HS và xây dựng được tư thế, tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức và rèn luyện NNHT trong HS.

- Phương pháp đóng vai: Đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của HS đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai thường dùng trong hoạt động văn nghệ theo chủ đề. Phương pháp đóng vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của HS. Đóng vai là phương pháp giúp HS thực hiện một vai diễn bằng những lời đối thoại, hành động, phong cách, bày tỏ thái độ, cử chỉ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo. Đóng vai thường theo kịch bản được xây dựng và theo đạo diễn của GV thơng qua đó để giáo dục NNHT cho HS.

- Phương pháp tình huống: Tình huống trở thành phổ biến trong chương trình GDNNHT. Trong giáo dục NNHT cho HS, cũng cần đặt ra các tình huống, hoặc đưa HS vào các tình huống, bối cảnh cụ thể, để HS tự tìm cách giải quyết và qua đó HS sẽ bộc lộ thái độ, hành vi NNHT của bản thân.

1.3.6.2. Hình thức

- Giáo dục NNHT cho HS thơng qua nội dung chương trình mơn học: Việc giáo dục NNHT cho HS thơng qua nội dung chương trình mơn học là nhằm giúp HS có nhận thức đúng đắn về giá trị của NNHT, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ HS trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Giáo dục NNHT cho HS thơng qua hoạt động ngoại khóa: Các HĐNK rất phong phú về nội dung và hình thức tổ chức như các hoạt động tập thể, thăm quan bảo tàng, các đơn vị quân đội, các trò chơi quân sự, văn nghệ, thể dục thể thao,... Các HĐNK giúp HS được trải nghiệm và hình thành các quan hệ học tập, rèn luyện các hành vi học tập đáp ứng các yêu cầu của NNHT và phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Thông qua hoạt động này, HS có điều kiện rèn luyện ý

chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong xã hội.

- Giáo dục NNHT cho HS thơng qua sự duy trì đầy đủ, chặt chẽ các chế độ: HS tại các trường được biên chế thành các lớp, khối, phải chấp hành quy chế đào tạo và nội quy của trường, việc sinh hoạt ăn, ở, học tập của HS đều tập trung, thống nhất, có sự quản lý, hướng dẫn trực tiếp của đội ngũ CBQLHS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)