2.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI CƠNG TY CHÈ LÂM
2.2.1.4 Các yếu tố tự nhiên
Cây chè chỉ trồng được trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Ngay cả
khi được trồng trong điều kiện thích hợp nhưng chất lượng rất khác nhau do các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Cơng ty chè Lâm Đồng nằm trong vùng có điều kiện
tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, đặc biệt thích hợp phát triển cây chè, là
vùng có diện tích chè lớn nhất cả nước (Xem phụ lục 16).
Tài nguyên khí hậu
Lâm Đồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 18-200C, ở độ cao trên 1.000 m, thời tiết ơn hịa và mát mẻ quanh năm. Với điều kiện khí hậu này
đặc biệt thích hợp với cây chè, năng suất thường cao hơn trung bình tồn quốc
(Xem phụ lục 17). Gần đây do ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong đó tiến bộ về trồng chè cành nên đã tăng năng suất và sức cạnh tranh, đủ sức có thể tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường các tỉnh phía Nam cũng như xuất khẩu.
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Lâm Đồng là 974.590 ha, theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, đất có khả năng nơng nghiệp là 266.000 ha, đất lâm nghiệp 649.782 ha, đất chuyên dùng 30.000 ha, đất thổ cư 10.000 ha, đất chưa sử dụng khác là 10.000 ha và đất sông suối 10.700 ha.
Lâm Đồng có 8 nhóm đất (xem phụ lục 3), bao gồm 45 loại đất, trong đó
quan trọng nhất là đất phát triển trên bazan, có diện tích 212.309 ha, tập trung trên cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh địa hình tương đối bằng phẳng, đất mầu mỡ, thích
hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè.
Địa bàn sản xuất chè chủ lực của Lâm Đồng ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh
và Lâm Hà. Diện tích đất chưa sử dụng có khả năng trồng chè còn khá nhiều, nhưng thường phân tán và phần lớn xa cơ sở chế biến.
Điều kiện tư nhiên của Lâm Đồng cũng có một số hạn chế như: nắng ít nên
lớn nên dễ bị xói mịn và rửa trơi, tiềm ẩn nguy cơ thối hóa đất nếu khơng được
quản lý và sử dụng thích hợp. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất không cao, cần có biện pháp bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.