3.1.1 Quan điểm xây dựng chiến lược
Chiến lược xây dựng phải phù hợp với đường lối chính sách; chương trình
phát triển kinh tế xã hội; kế hoạch phát triển ngành Chè.
Các chiến lược phải nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra; phải xuất phát từ tình hình thực tế của Cơng ty chè Lâm Đồng và mang tính khả thi.
Dựa trên quan điểm phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội hạn chế rủi ro.
Bằng mọi giá thúc đẩy Công ty chè Lâm Đồng phát triển ổn định và bền
vững; phát triển thương hiệu Ladotea trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.1.2 Các căn cứ xây dựng chiến lược
3.1.2.1 Dự báo về xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam
Công ty nghiên cứu thị trường TNS Vietnam đã đưa ra những dự báo về xu hướng tiêu dùng mới trong những năm tới tại Việt Nam như sau:
Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 82 triệu người.
Trong đó, 75% dân số Việt Nam sống ở nơng thơn. Dự đốn năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản và đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và
Indonesia. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.
Về tầng lớp thu nhập cao: Trong vịng 10 năm tới, một tầng lớp mới có thu nhập cao (hiện chỉ khoảng gần 1% dân số) sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Vào năm 2016, tầng lớp này sẽ chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Dự báo một tầng lớp tiêu thụ
Phân khúc tiêu dùng: Hiện tại phân khúc tiêu thụ ở Việt Nam vẫn chưa rõ nét (trừ số ít người tiêu dùng giàu có). Năm 2016, Việt Nam sẽ là một nước tràn ngập sự phân khúc tiêu dùng. Mặc dù của cải, giới tính và tuổi tác vẫn giữ vai trị quan trọng trong phân khúc tiêu thụ. Nhưng người tiêu dùng sẽ tiến đến sự phân khúc phức tạp hơn và tạo một thị trường đa dạng hơn nhiều. Điều này sẽ tác động đến sự phát triển quảng cáo, những giải pháp thị trường. Và trên hết là sự phát triển mạnh của sản phẩm và sự thúc đẩy tiêu thụ. Dự báo, sự phân khúc tiêu dùng đưa chi phí
quảng cáo tại Việt Nam đến những tầm cao mới.
Hiện Việt Nam chỉ có 10 nhà bán lẻ hiện đại. Trong vòng 5 năm tới, con số này ít nhất sẽ tăng gấp đơi. Bởi các nhà đầu tư quốc tế và nội địa đã bắt đầu nhìn
thấy tiềm năng của thương mại hiện đại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của
thương mại hiện đại cũng thể hiện qua việc người Việt Nam mua sắm như thế nào. Trước hết, tần số mua sắm sẽ giảm bớt, người tiêu dùng giảm việc mua sắm hàng ngày ở các chợ và bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Dự báo, các đại lý thương
mại hiện đại sẽ cách mạng hóa thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm.
Cạnh tranh giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sẽ trở thành xu hướng chính… Dự báo, việc gia tăng cạnh tranh sẽ tạo quy trình tái cấu trúc và cuộc cạnh
tranh về giá giữa nhà sản xuất và bán lẻ, sẽ đem lại thuận lợi cho người tiêu dùng Việt Nam.
Việt Nam - điểm đến du lịch: Dự báo, du lịch sẽ đem nguồn lợi kinh tế lớn
cho Việt Nam cũng như sẽ ảnh hưởng mạnh đến xu hướng tiêu dùng và xã hội.
3.1.2.2 Dự báo về sản lượng và nhu cầu tiêu thụ chè
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra
những dự báo về sản lượng, tình hình tiêu thụ, xuất khẩu chè đen, chè xanh thế giới, các khu vực và tại Việt Nam (xem phụ lục 9 và 10) như sau:
Dự báo sản lượng chè đen thế giới giai đoạn 2005-2016 có tỷ lệ tăng trưởng 1,8%/năm thấp hơn so với 2,3%/năm giai đoạn 1995-2005. Sản lượng mong đợi đạt 2,44 triệu tấn vào năm 2010 và 2,97 triệu tấn vào năm 2016. Việt Nam có tỷ lệ tăng
trưởng giai đoạn 2005-2016 cao nhất đạt 6%/năm, sản lượng ước đạt 118 nghìn tấn vào năm 2016.
Dự báo sản lượng chè xanh thế giới giai đoạn 2005-2016 có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn chè đen cùng kỳ đạt 2%/năm, sản lượng ước đạt 900 nghìn tấn vào năm
2010 và 1,1 triệu tấn vào năm 2016. Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn 2005- 2016 cao nhất đạt 2,3%/năm, sản lượng mong đợi đạt 50 nghìn tấn vào năm 2010 và tiếp tục tăng đến 53,7 nghìn tấn vào năm 2016.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ chè đen thế giới giai đoạn 2005-2016 có tỷ lệ tăng trưởng là 1,3%/năm, giảm hơn so với giai đoạn 1995-2005. Tỷ lệ tăng trưởng giảm là do tiêu thụ chè tại các quốc gia sản xuất chè1 giảm. Dự báo sản lượng chè đen tiêu thụ đạt 2,41 triệu tấn vào năm 2010 và 2,68 triệu tấn vào năm 2016.
Dự báo tình hình xuất khẩu chè đen có tỷ lệ tăng trưởng 1,3%/năm cho giai
đoạn 2005-2016, năm 2010 đạt 1,14 triệu tấn, 2016 đạt 1,4 triệu tấn.
Dự báo tình hình xuất khẩu chè xanh có tỷ lệ tăng trưởng 4,4%/năm cho giai
đoạn 2005-2016, đạt 407,3 nghìn tấn vào năm 2016. Đây là mức tăng trưởng trung
bình hàng năm khá cao, chủ yếu ở khu vực Châu Phi.
Báo cáo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh Lâm Đồng dự báo đến năm 2010 diện tích chè của tỉnh là 28.000 ha (tăng 9%), năng suất 9,02 tấn/ha (tăng 28%), sản lượng 255.840 tấn (tăng 58%) so với năm 2006 (xem phụ lục 11).
Tóm lại: Các dự báo về xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam và dự báo về sản
lượng và nhu cầu tiêu thụ chè đến năm 2016 cho chúng ta cái nhìn thực tế về những gì mà Cơng ty chè Lâm Đồng phải đối diện ở tương lai. Đó là: tiềm năng về thị
trường Việt Nam; xu hướng người tiêu dùng; sự phát triển nhanh của các đại lý thương mại; mức độ tăng trưởng cao về tình hình sản xuất cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chè trên thị trường; mức độ cạnh tranh ngày càng cao… Tất cả những dự báo đó sẽ là căn cứ để Công ty chè Lâm Đồng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.