CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.4 Thực hiện đánh giá kết quả quản trị nguồn nhân lực thông qua các chỉ số
số thực hiện công việc chủ yếu KPI ( Key Performance Indicators)
Việc đo lường, đánh giá kết quả QTNNL thông qua các chỉ số thực hiện công việc chủ yếu (KPI) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức. Các chỉ số này cho phép đo lường kết quả hoạt động theo toàn bộ các quá trình và theo các chức năng thực hiện. Các số liệu này rất hữu ích khi cần so sánh với mức chuẩn của công ty, ngành, khu vực,…hoặc so sánh với kết quả năm trước nhằm xác định vị trí của cơng ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện QTNNL.
Thu hút nhân lực Mục tiêu QTNNL Duy trì nguồn nhân lực Đào tạo, phát triển nhân lực Quản trị nguồn nhân lực Văn hóa tổ chức Cơ chế tổ chức Sứ mạng, mục tiêu doanh nghiệp
KPI là một công cụ hiện đại giúp cho các nhà quản trị triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực và từng cá nhân, thơng qua đó giúp cho việc đánh giá trở lên công bằng và minh bạch hơn, đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các chức trách trong bảng mơ tả cơng việc của từng vị trí, chức danh cụ thể.
Những ưu điểm chính khi thực hiện tốt công tác đánh giá kết quả công việc qua các chỉ số thực hiện công việc chủ yếu (KPI):
- Đánh giá năng lực, khả năng và mức độ hồn thành cơng việc trên cơ sở khoa học theo KPI, sẽ giúp công ty gia tăng khả năng cạnh tranh vì có thể sử dụng và khuyến khích được nhân viên phát huy được tối đa hiệu quả công việc, đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ ở các phòng ban, bộ phận và từng cá nhân phát triển theo chiến lược của công ty theo từng thời điểm.
- Giúp công ty đưa ra được những chỉ tiêu có thể đo lường được (lượng tính) và linh động trong việc thiết lập mục tiêu cho từng phòng ban và cá nhân.
- Đánh giá nhân viên theo phương pháp KPI nhằm giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các hoạt động kinh doanh của mình. Khi đánh giá đúng năng lực, nhân viên sẽ làm việc hăng say hơn, năng suất lao động tăng cao, góp phần làm giảm chi phí. Tạo điều kiện khích lệ và phát hiện nhân viên có năng lực và giữ chân được người tài. Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và hiệu quả SX-KD của công ty.
- Giúp công ty hoạch định nguồn nhân sự chính xác hơn, đồng thời giúp công ty xây dựng các chế độ thù lao hợp lý, đưa ra quyết định quản lý về nhân sự một cách cơng bằng, chính xác.
- Giúp cơng ty có thể kiểm sốt được mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao.
- Giúp phân tích cơng ty một cách chính xác.