Thống kê về độ tuổi lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty 751 (Trang 41)

Stt Độ tuổi Số người Tỷ lệ %

1 Dưới 30 395 37,8

2 Từ 30 đến 44 346 33,1

3 Từ 45 đến 54 262 25,1

4 Từ 55 trở lên 42 4

Nguồn: Phịng Tổ chức lao động cơng ty

Nguồn nhân lực công ty hiện đang ở độ tuổi tối ưu với 70.9% số lượng CBCNV có độ tuổi từ dưới 30 đến 44 tuổi. Đối với đội ngũ lao động có độ tuổi cao, trên 45 trở lên (chiếm 29,1%), đây là đội ngũ lao động đã thực sự gắn bó, tâm huyết với cơng ty, vừa có trình độ chun mơn, tay nghề cao, vừa có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, là lực lượng nòng cốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường và để đào tạo, kèm cặp đội ngũ lao động trẻ. Cơng ty cần có các chế độ đãi ngộ, tưởng thưởng xứng đáng để phát huy được tối đa tài năng và kinh nghiệm của họ vì sự phát triển của cơng ty.

2.2.1.5 Thống kê về thâm niên công tác

Từ số liệu thống kê (Bảng 2.5) cho thấy số lượng lao động có thâm niên công tác cao chiếm đa số, cụ thể: Số người có thâm niên cơng tác từ 5 năm đến 10 năm có 325 người (chiếm 31.1%), số người có thâm niên cơng tác từ 10 đến 15 năm

có 193 người (chiếm 18.5%), số người có thâm niên cơng tác từ 15 năm trở lên có 347 người (chiếm 33.2%). Đây là nguồn vốn quý báu của công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế, tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty các năm qua, có một số lượng đáng kể nguồn nhân lực tuy có thâm niên cơng tác cao, nhưng lại hạn chế về trình độ chuyên mơn, tay nghề. Địi hỏi cơng ty cần có các chính sách hợp lý trong công tác đề bạt, thăng tiến, để vừa trọng dụng được lớp trẻ có thực tài, vừa tránh được những bất mãn, tiêu cực từ một bộ phận có thâm niên cơng tác cao trong công ty.

Bảng 2.5: Thống kê về thâm niên công tác

Stt Số năm công tác Số người Tỷ lệ %

1 Dưới 5 năm 180 17,2

2 Từ 5 năm đến dưới 10 năm 325 31,1

3 Từ 10 năm đến 15 năm 193 18,5

4 Trên 15 năm 347 33,2

Nguồn: Phịng Tổ chức lao động cơng ty

2.2.2 Đánh giá chung về cơ cấu nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cơng ty có độ tuổi trung bình khá trẻ, với độ tuổi dưới 44 tuổi chiếm tỷ lệ 70.9%, số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ khá cao 19.03%, số lượng lao động có thâm niên cơng tác từ 10 năm trở lên chiếm tới 51.7%. Đây là những ưu điểm và lợi thế khá cơ bản của nguồn nhân lực tại công ty, công ty phải biết tận dụng, phát huy nguồn lợi thế quý báu này để xây dựng và phát triển.

Một hạn chế chính về cơ cấu nguồn nhân lực của công ty là thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao, bao gồm lực lượng lao động có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, đội ngũ chuyên gia và thợ lành nghề trên nhiều lĩnh vực ngành nghề sản xuất-kinh doanh. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh, tạo ra được những đột phá trong hoạt động sản xuất-kinh doanh, cơng ty cần phải có các giải pháp hiệu quả để nâng cao được cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực này. Việc dư thừa một số lượng đáng kể nguồn nhân lực có chất lượng thấp, trình độ văn hóa thấp, chưa qua các lớp đào tạo nghề cơ bản, cũng là một bài tốn khó địi hỏi cơng ty cần sớm có lời giải để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.3 Phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty 751 2.2.3.1 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu 2.2.3.1 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu

Để nhận định và đánh giá các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn trực tiếp ban Tổng Giám đốc và các trưởng phó phịng ban, Giám đốc xí nghiệp trong cơng ty về những hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực tại công ty. Các thông tin này được chuyển thành các tiêu chí, để xây dựng bảng khảo sát hoạt động của các chức năng quản trị nguồn nhân lực tại công ty.

Dữ liệu khảo sát được thiết kế dưới dạng bảng, được chia theo từng nhóm tiêu chí để thu thập mức độ đồng ý với các tiêu chí đã nêu trong bảng. Có 5 mức đánh giá sự đồng ý từ mức độ “rất không đồng ý” đến mức độ “rất đồng ý”.

Kích thước mẫu khảo sát được tính theo cơng thức n ≥m*5, m là số mục hỏi, m = 40, tác giả đã tiến hành khảo sát 210 CBCNV trải đều trong các phịng ban, xí nghiệp của cơng ty. Sau khi loại bỏ các bảng không hợp lệ, tác giả đã sử dụng 200 bảng khảo sát để phân tích.

Về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu gồm 40 tiêu chí đánh giá các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty, được thể hiện trong bảng khảo sát, 40 tiêu chí này được chia thành 9 nhóm sau:

- Nhóm 1: Phân cơng và bố trí cơng việc, gồm 5 tiêu chí từ 1-4. - Nhóm 2: Đào tạo và phát triển, gồm 4 tiêu chí 5-8.

- Nhóm 3: Đánh giá kết quả thực hiện cơng việc, gồm 5 tiêu chí 9-13. - Nhóm 4: Đề bạt thăng tiến, gồm 3 tiêu chí 14-16.

- Nhóm 5: Lương thưởng, gồm 4 tiêu chí 17-20. - Nhóm 6: Chế độ phúc lợi, gồm 4 tiêu chí 21-24 - Nhóm 7: Thơng tin giao tiếp, gồm 5 tiêu chí 25-29.

- Nhóm 8: Đánh giá về mơi trường, khơng khí làm việc, gồm 7 tiêu chí 30- 36.

- Nhóm 9: Cảm nhận gắn kết với tổ chức của CBCNV, gồm 4 tiêu chí 37- 40.

Các nhóm tiêu chí này được kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách tính hệ số Cronbach’s Alpha (α) theo công thức:

Trong đó:

- ρ: Hệ số tương quan trung bình giữa các tiêu chí - N: số tiêu chí.

Tiêu chuẩn để chọn các biến là hệ số tin cậy Cronbach Alpha (α) > 0.6. Hệ số tương quan biến – tổng (Cerrected Itermtotal Correlation) > 0.3.

Kết quả nghiên cứu

Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo ta thấy tất cả hệ số tin cậy Cronbach Alpha (α) > 0.6. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (> 0.3). Vì vậy các biến này đều được chấp nhận đưa vào phân tích.

Kết quả phân tích nghiên cứu chủ yếu là các thống kê mô tả, dựa trên các tiêu chí trong từng nhóm đã được nêu ở trên, tác giả sẽ trình bày kết quả cụ thể theo từng nhóm các chức năng quản trị nguồn nhân lực thực tế tại công ty, thông qua phần phân tích ở các mục tiếp theo của chương 2.

Kết quả kiểm định thang đo và phân tích mơ tả được trình bày cụ thể ở Phụ lục 02 và Phụ lục 03

2.2.3.2 Phân tích thực trạng thực hiện chức năng thu hút nguồn nhân lực

Công tác hoạch định nguồn nhân lực

Trong các năm trước. Công ty hoạt động chủ yếu theo chỉ tiêu, kế hoạch trên giao. Công ty lại được thừa hưởng một nguồn nhân lực khá đông đảo, đa ngành nghề, có trình độ tay nghề và kinh nghiệm. Bao gồm nguồn nhân lực của chế độ cũ làm việc tại công ty và nguồn nhân lực điều động từ các nhà máy Quốc phịng phía Bắc chuyển vào. Nguồn nhân lực này là một lợi thế cơ bản đối với công ty trong

việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Do đó việc hoạch định nguồn nhân lực tại công ty chưa được triển khai thực hiện. Phòng Tổ chức – Lao động của công ty chỉ thực hiện chức năng đơn thuần là cân đối nguồn nhân lực hiện có để đảm bảo hồn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Việc tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực tại công ty, cũng như nhiều doanh nghiệp Quốc phòng khác, chủ yếu được thực hiện bằng việc tuyển dụng từ các trường Quân đội, thu hút con em CBCNV đang làm việc tại cơng ty. Đây chính là một lý do trong nhiều năm, công ty không đề ra các quy định pháp lý chặt chẽ về tiêu chuẩn tuyển chọn, nên một số lượng đáng kể nguồn nhân lực tuyển dụng mới không qua các trường lớp đào tạo nghề cơ bản.

Từ khi công ty chuyển đổi thành công ty TNHH MTV hoạt động theo luật doanh nghiệp, công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty được chú trọng hơn. Công ty đã đề ra các quy định cụ thể về quy trình tuyển chọn nguồn nhân lực mới. Việc hoạch định nguồn nhân lực của công ty được giao cho 02 đầu mối là Phòng Tổ chức - Lao động và Phịng Chính trị, nhưng thực chất công tác này mới dừng ở bước xác định nhu cầu nguồn nhân lực đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn từng năm, hoặc khi cần tuyển dụng gấp để thực hiện các nhiệm vụ mới, đột xuất. Chưa thực hiện được một cách đầy đủ, khoa học các bước xác định chiến lược quản trị nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, xây dựng các chính sách thu hút, duy trì, phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

Đặc điểm nguồn nhân lực và thực trạng công tác hoạch định nguồn nhân lực của công ty đã nêu trên là các nguyên nhân, khiến công ty hiện nay đang đứng trước các vấn đề nan giải đối với công tác đảm bảo nguồn nhân lực cho yêu cầu đổi mới và phát triển: Nguồn nhân lực có chất lượng cao, một lợi thế của công ty trong các năm qua lần lượt nghỉ hàng loạt từng năm theo chế độ, trong khi chưa đảm bảo kịp thời nguồn nhân lực kế cận, thay thế. Vừa thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trên nhiều ngành nghề khác nhau, vừa dư thừa nguồn nhân lực chất lượng thấp là

các khó khăn, thách thức đang đặt ra cho công tác hoạch định nguồn nhân lực hiện nay tại cơng ty.

Phân tích cơng việc

Qua khảo sát thực tế, cơng tác phân tích cơng việc tại công ty chưa thực hiện tốt. Công ty chưa xây dựng được hai tài liệu cơ bản khi phân tích cơng việc là bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn cơng việc (Cơng ty có quy định cụ thể chức trách, nhiệm vụ của các phịng ban, xí nghiệp, chức trách, nhiệm vụ của thủ trưởng các phịng ban, xí nghiệp thuộc công ty trong Quy chế quản lý công ty. Nhưng chức trách, nhiệm vụ được nêu trong Quy chế quản lý công ty chưa phải là bảng mô tả công việc đầy đủ).

Khi cơng tác phân tích cơng việc không thực hiện tốt, khơng thể đánh giá chính xác u cầu của cơng việc, do đó khơng thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty, không thể tuyển dụng đúng người, đúng việc, không thể đánh giá đúng năng lực thực hiện cơng việc của nhân viên, do đó khơng thể có chế độ, chính sách trả lương, thưởng hợp lý, kích thích người lao động trong cơng việc, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình tuyển dụng

Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và dự kiến biến động về nhân sự trong năm, các đầu mối công ty gửi nhu cầu tuyển dụng về Phòng Tổ chức - Lao động và Phịng Chính trị. Sau khi xem xét, tổng hợp về nhu cầu tuyển dụng và được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc công ty, việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển chọn Bước 2: Ra thông báo tuyển dụng

Bước 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ Bước 4: Phỏng vấn

Bước 5: Ký hợp đồng thử việc Bước 6: Đánh giá sau thử việc: Bước 7: Ra quyết định tuyển dụng

- Về nguồn tuyển dụng: Chủ yếu từ các trường Quân đội và con em CBCNV công ty. Nguồn tuyển dụng này chiếm trên 85% đối tượng được tuyển dụng trong các năm vừa qua. Việc đăng quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, nên nguồn nhân lực bên ngồi khó tiếp cận được nhu cầu tuyển dụng của công ty. Chất lượng tuyển dụng không cao do khơng có nhiều nhân sự lựa chọn mỗi chức danh cần tuyển dụng.

- Việc tuyển dụng căn cứ chủ yếu trên hồ của ứng viên. Chưa thực hiện các bài kiểm tra, trắc nghiệm để đánh giá đầy đủ khả năng thực sự của ứng viên dự tuyển. Với nguồn tuyển dụng từ các trường trong Qn đội, cơng ty khơng có điều kiện để phỏng vấn, lựa chọn. Công ty chỉ đề nghị nhu cầu về số lượng và tiếp nhận nhân lực điều động từ cấp trên, do số lượng đào tạo từ các trường Quân đội không đủ đáp ứng cho nhu cầu của các đơn vị trong Quân đội.

- Nguồn ứng viên dự tuyển cho các chức danh quản lý từ cấp Trưởng phó phịng ban trở lên chủ yếu là nguồn ứng viên trong nội bộ cơng ty, nên khó có được những ứng viên tốt nhất cho doanh nghiệp.

- Chưa thực hiện việc đánh giá hiệu quả của hoạt động tuyển dụng để rút kinh nghiệm, đề ra các chính sách, biện pháp cần thiết nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Phân cơng và bố trí cơng việc

Phân cơng và bố trí cơng việc có vai trị rất quan trọng, chỉ khi phân cơng, bố trí đúng người, đúng việc mới kích thích người lao động làm việc một cách tích cực, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Tại công ty hiện nay, công việc của các cấp quản lý từ Trưởng phòng, ban đến các Giám đốc xí nghiệp trở lên do Tổng Giám đốc trực tiếp phân cơng. Các cấp phó trở xuống tới nhân viên do Trưởng phòng, ban, Giám đốc các xí nghiệp phân cơng cơng việc cụ thể.

Do chưa có bảng mơ tả cơng việc cho đội ngũ nhân viên, bảng mô tả công việc cho các cấp quản lý cũng chưa đầy đủ, chưa xây dựng bảng tiêu chuẩn công

việc cho các chức danh tại công ty nên việc phân cơng và bố trí cơng việc gặp nhiều khó khăn.

Công tác phân cơng và bố trí cơng việc được khảo sát tại cơng ty qua bảng câu hỏi về các vấn đề liên quan, với kết quả như sau: Xem bảng 2.6.

Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha cho nhóm tiêu chí này đạt α = 0.885 Trong 4 tiêu chí khảo sát về “Phân cơng và bố trí cơng việc”, ta nhận thấy số điểm trung bình đạt được đều trên mức trung bình, nhưng khơng cao, như vậy vẫn còn một bộ phận người lao động chưa hài lịng với cơng việc hiện tại. Việc phân tích kết quả khảo sát cho thấy, cơng ty chưa đảm bảo phân công đúng người, đúng việc, do đó khơng phát huy được hết năng lực, sở trường, chun mơn, trình độ của đội ngũ nhân viên để gia tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Bảng 2.6: Tổng hợp điểm trung bình chức năng “Phân cơng và bố trí cơng việc”

Số quan sát Điểm số nhỏ nhất Điểm số lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Công việc phù hợp với năng lực cá

nhân 200 1 5 3.63 1.262

Cơng việc phù hợp với trình độ

chuyên môn 200 1 5 3.62 0.938

Anh/Chị được kích thích để sáng

tạo trong thực hiện công việc 200 1 5 3.10 1.035

Anh/Chị hài lịng với cơng việc

hiện tại 200 1 5 3.50 1.098

Nguồn: Trích từ Phụ lục 03

2.2.3.3 Phân tích thực trạng thực hiện chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhân lực

Trong các năm qua, ban lãnh đạo công ty đã ngày một quan tâm hơn đến cơng tác huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ CBCNV. Các chương trình đào tạo trong cơng ty khá đa dạng. Ngồi chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng chun mơn. Cơng ty cịn tổ chức các khóa học đào tạo khác về kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty 751 (Trang 41)