Phân tích thực trạng thực hiện chức năng đào tạo và phát triển nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty 751 (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.2 Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty 751

2.2.3.3 Phân tích thực trạng thực hiện chức năng đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực

Trong các năm qua, ban lãnh đạo công ty đã ngày một quan tâm hơn đến cơng tác huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ CBCNV. Các chương trình đào tạo trong cơng ty khá đa dạng. Ngồi chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng chun mơn. Cơng ty cịn tổ chức các khóa học đào tạo khác về kỹ năng quản trị, kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính mới (như các khóa học về quản trị dự án, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, phần mềm thiết kế Solodwork, phần mềm kế toán, khai thác sử dụng các thiết bị CNC…).

Bảng 2.7: Chi phí đào tạo giai đoạn từ năm 2010-2013

Nội dung ĐVT/năm Năm

2010 2011 2012 2013

Doanh thu Tỷ đồng 180 205 233 269

Tổng chi phí đào tạo Tỷ đồng 0.615 0.705 0.876 1.024

Tổng số lao động Người 905 940 985 1045

Chi phí đào tạo/ người Triệu đồng 0.68 0.75 0.89 0.98

Nguồn: Phịng Tổ chức lao động cơng ty

Tuy nhiên công tác đào tạo, phát triển của cơng ty cịn các hạn chế, tồn tại. Dù chi phí đào tạo tăng dần theo từng năm, nhưng kinh phí này vẫn ở mức thấp (< 0.4% doanh thu). Các khóa đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, việc đào tạo chuyên sâu, dài hạn trong cơng ty cịn hạn chế, chưa gắn với việc xây dựng tiêu chuẩn, quy hoạch nhân viên nên chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực giỏi cho nhu cầu chiến lược dài hạn của Cơng ty.

Về hình thức đào tạo, chủ yếu do công ty tổ chức. Ý thức tự học hỏi, nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, tay nghề của người lao động chưa cao, chỉ đạt từ khoảng 3.8÷ 5.6% mỗi năm. Cơng ty chưa có chính sách khuyến khích vật chất cho CBCNV tự học hỏi để nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ về mọi mặt.

Bảng 2.8: Hình thức đào tạo các năm 2010-2013

Hình thức đào tạo

Năm

2010 2011 2012 2013

Lượt Tỉ lệ % Lượt Tỉ lệ % Lượt Tỉ lệ % Lượt Tỉ lệ %

Do Công ty tổ chức 510 94,4 570 95,3 616 96,2 688 95

Tự học 30 5,6 28 4,7 24 3,8 36 5

Nguồn: Phịng Tổ chức lao động cơng ty

Để đánh giá thực trạng này một cách khách quan, ta xem kết quả khảo sát tại cơng ty về nhóm tiêu chí đào tạo và phát triển:

Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha cho nhóm tiêu chí này đạt α = 0.881. Từ kết quả khảo sát thực tế tại công ty ta nhận thấy:

- Tiêu chí “Có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt cơng việc” có số điểm trung bình là 3.73, cho thấy nhân viên đã được đào tạo, trang bị khá tốt các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc, đồng thời tiêu chí “Được tham gia chương trình đào tạo theo u cầu của cơng việc” cũng được đánh giá ở mức khá với 3.24 điểm,

thể hiện sự quan tâm của công ty trong việc đào tạo nhân viên về các kỹ năng trong thực hiện công việc.

Bảng 2.9: Tổng hợp điểm trung bình chức năng “Cơng tác đào tạo và phát triển”

Số quan sát Điểm số nhỏ nhất Điểm số lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt

công việc 200 1 5 3,73 0.884

Được tham gia chương trình đào tạo

theo u cầu của cơng việc 200 1 5 3,24 0.864

Được tạo nhiều cơ hội nâng cao trình

độ chun mơn 200 1 5 2,90 0.948

Công tác đào tạo trong cơng ty là có

hiệu quả 200 1 5 2,90 1.075

Nguồn: Trích từ phụ lục 03

- Tuy nhiên cơng tác đào tạo trong cơng ty cịn mang tính dàn trải, chưa có chiều sâu, thiếu các chương trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thể hiện qua điểm số thấp 2.90 điểm của tiêu chí “Được tạo nhiều cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn”, hiệu quả đào tạo chưa cao, thể hiện qua điểm số của tiêu chí này chỉ đạt 2.90 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty 751 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)