IV. Khía cạnh Học tập và phát triển
3.2.3.2 Giải pháp vận hành lưới điện giảm sự cố, giảm TTĐN (1) Giải pháp giảm sự cố lưới điện:
(1) Giải pháp giảm sự cố lưới điện:
- Xây dựng tiêu chí đầu tư nhằm giảm sự cố lưới điện giai đoạn 2016-2020 và đảm bảo tiêu chuẩn N-1 cho lưới điện 22kV và các khu vực phụ tải trọng điểm giai đoạn 2016-2020. Các tiêu chí thực hiện:
+ Các trục chính phải có kết nối mạch vịng và đảm bảo cấp đủ điện trong trường hợp cắt điện công tác hoặc xử lý sự cố.
+ Bọc hóa đường dây trung thế, hạ thế dùng cáp ABC; kín hóa các thiết bị, MBA đang vận hành; loại bỏ sử dụng kẹp quai lưới điện hạ áp.
+ Tính tốn bổ sung các thiết bị đóng cắt để tái cấu trúc lại lưới điện và kết nối về trung tâm điều khiển.
+ Năm 2016-2017: trang bị các thiết bị rửa sứ hotline; + Năm 2018: trang bị xe sửa chữa điện nóng (hotline).
+ Sử dụng công nghệ mới, tiên tiến đối với các thiết bị mới lắp đặt và thay dần các thiết bị điện qua thí nghiệm định kỳ đánh giá thông số kỹ thuật không đạt yêu cầu; kể từ năm 2016 trở đi chỉ sử dụng MBA siêu giảm tổn thất amorphous, sứ Linepost, Pinpost, đà composite…
+ Vật tư thiết bị đưa lên lưới điện vận hành phải đảm bảo chất lượng.
- Có phương thức vâ ̣n hành hợp lý tránh khai thác đầy tải kéo dài, quá tải MBA. Đồng thời, có giải pháp giảm thiểu sự cố phát tuyến 22kV, cụ thể như:
+ Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện 22kV trên địa bàn quản lý, thay thế kịp thời các thiết bị như FCO, LBFCO, chống sét, TU, TI đo đếm ranh giới cũng như TU, TI đo đếm điện năng chuyển nhượng của khách hàng đã bị già cỗi khơng an tồn có xác suất sự cố cao.
+ Đối với công tác quản lý cáp ngầm lộ ra cần tăng cường công tác giám sát thi công, kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị: Cáp ngầm, hộp nối cáp ngầm, đầu cáp ngầm, các thiết bị đóng cắt đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, kiên quyết không đưa các vật tư thiết bị kém chất lượng lên lưới; công tác thi công phải đảm bảo chất lượng.
+ Khi xảy ra sự cố trên các phát tuyến 22kV, nhất là các sự cố gần trạm 110kV, Phịng Điều độ Cơng ty cần kiểm tra công tác xử lý của các bộ phận quản lý lưới điện đảm bảo loại trừ sự cố thì mới phát lệnh đóng lại bằng tay.
+ Có các giải pháp hữu hiê ̣u ngăn ngừa sự cố phát tuyến thuộc các khu vực gần tra ̣m 110kV nhằm ha ̣n chế dòng ngắn ma ̣ch cao gần đầu nguồn khi xảy ra sự cố. Đường dây 22kV có nhiều náp sử dụng các giải pháp: Bo ̣c hóa trung thế, tăng cường cách điê ̣n (sử dụng sứ có chiều dài đường rò phù hợp, sử dụng đà composite,…) nhằm nâng cao đô ̣ tin câ ̣y, chống sự cố lây lan trên nhiều phát tuyến cùng lúc.
(2) Giải pháp giảm tổn thất điện năng:
Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý:
- Tiếp tục phát huy vai trò thiết yếu của BCĐ và Tổ giúp việc trong công tác giảm TTĐN. Tổ giúp việc hàng năm xây dựng chương trình cụ thể, đề xuất các đầu mục công việc cần thực hiện, tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tham mưu BCĐ kịp thời các biện pháp giảm TTĐN.
- Tiếp tục phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên làm công tác giảm TTĐN để nắm rõ về các biện pháp về quản lý kỹ thuật vận hành và quản lý kinh doanh để giảm TTĐN theo quy định thực hiện công tác giảm TTĐN; Thực hiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho lực lượng làm cơng tác giảm TTĐN; Tổ chức ban hành và xét khen thưởng hàng năm để động viên các đơn vị, cá nhân có thành tích trong cơng tác giảm TTĐN.
Nhóm giải pháp quản lý vận hành:
- Kiểm tra, vệ sinh bảo trì lưới điện: Các Điện lực phải tiến hành kiểm tra lưới điện định kỳ ngày, đêm đúng thời gian quy định, kiểm tra phải đảm bảo khắp lượt và có chất lượng, tránh kiểm tra hình thức, chiếu lệ, cần chú trọng các yếu tố ảnh hưởng tổn thất điện năng trong quá trình kiểm tra.
- Xây dựng chế độ vệ sinh cách điện đường dây và trạm, tùy theo đặc điểm của từng Điện lực. Công tác vệ sinh sứ vùng ven biển hoàn tất trong các tháng 4 và tháng 12 hàng năm. Đối với các Điện lực có các tủ điện hợp bộ cáp ngầm trung thế, các tủ điện cáp ngầm hạ áp phân phối tới hộ tiêu thụ phải vệ sinh có cắt điện 06 tháng/lần và kiểm tra không cắt điện 01 quý/lần.
- Xử lý mối nối: Thống kê đầy đủ và thường xuyên cập nhật để quản lý tốt chi tiết từng vị trí mối nối và tiếp địa lặp lại trên lưới điện, không được để xảy ra sự cố đứt dây, tụt lèo. Lập kế hoạch thay mối nối sử dụng kẹp boulon bằng ống nối ép. Đo nhiệt độ mối nối và điện trở tiếp địa đúng định kỳ và phải có bảng tổng hợp kết quả đo để theo dõi xuyên suốt.
- Tăng cường cách điện: Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường cách điện cho lưới điện vùng ven biển, vùng ơ nhiễm như: Sử dụng máy biến áp có sứ
chống nhiễm mặn, dùng sứ NGK tăng cường cách điện cho FCO, sử dụng đà composite tại các vị trí đặt các thiết bị đóng cắt FCO, LBFCO, DS, bọc đà bằng ống nhựa PVC, bọc các mối nối, khoảng hở bằng vật liệu cách điện chuyên dùng, phù hợp cấp điện áp...
- Theo dõi, xử lý phụ tải và điện áp: Nâng cao chất lượng công tác quản lý phụ tải và điện áp: Các Điện lực phải đo tải đúng cao điểm, đồng thời phải dự báo được tốc độ tăng phụ tải của từng tuyến đường dây; phải chủ động tính tốn để đưa vào kế hoạch xử lý trong năm tới các đường dây dự báo mang tải trên 80% dòng điện cho phép vận hành lâu dài.
- Trong trường hợp cắt điện cơng tác hoặc cắt tiết giảm, Phịng Điều độ và các Điện lực phải lưu ý đến tụ bù trung thế đang vận hành trên lưới điện để đóng cắt hợp lý tránh trường hợp quá bù.
- Phải xử lý cân pha ngay các tuyến, các nhánh trung thế, các nhánh dây hạ áp khi dòng điện giữa pha lớn nhất và nhỏ nhất lệch nhau hơn 15%. Đối với các dòng điện pha đầu các phát tuyến, phải đảm bảo độ lệch dịng nhỏ hơn 10% (cần nắm rõ tính chất phụ tải để cân pha, tránh tình trạng vừa cân pha xong lại bị lệch tải). Khi phát triển phụ tải mới cần chọn pha đấu nối cho phù hợp để tránh lệch tải.
- Xử lý non tải: Các Điện lực căn cứ kết quả đo tải từng tháng của năm trước để lên kế hoạch xử lý non tải, quá tải tổng thể cho năm sau. Hàng tháng căn cứ số liệu đo phụ tải tháng trước các Điện lực có kế hoạch xử lý bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch năm cho phù hợp
- Bù công suất phản kháng: Lắp đặt tụ bù hạ áp trên lưới điện đảm bảo hệ số công suất giờ cao điểm (cosφ ≥ 0,95), nhưng đảm bảo không quá bù vào giờ thấp điểm. Ưu tiên bù phía hạ áp trước để đảm bảo cosφ giờ cao điểm ≥ 0,95 và không quá bù vào giờ thấp điểm. Bù phía trung thế ưu tiên chọn chế độ vận hành tụ bù ứng động đóng cắt theo Q.
Nhóm các giải pháp kinh doanh:
- Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, phúc tra HTĐĐ; quản lý khách hàng lớn; kiểm tra sử dụng điện hoàn tất trước ngày 31/12 hàng năm.
- Số tiền khách hàng mua công suất phản kháng lũy kế hàng tháng < so với cùng kỳ năm trước.
- Khai thác tốt chương trình đọc dữ liệu đo ghi từ xa, chương trình Kiểm tra, giám sát mua bán điện, chương trình CMIS, chương trình giao nhận điện năng để phát hiện các thiếu sót của HTĐĐ và đơn đốc giải quyết kịp thời.
- Thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên làm công tác giám sát, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu HTĐĐ.