Tổng quan về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động với tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 36 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của ngườ

2.2.1. Tổng quan về kết quả nghiên cứu

2.2.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Sau khi xây dựng được bảng câu hỏi khảo sát gồm 37 câu hỏi, tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu. Tác giả gửi 235 bảng khảo sát và thu được 220 bảng hợp lệ. Sử dụng chương trình SPSS 22.0 để phân tích thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA. Kết quả như sau:

Theo kết quả khảo sát về giới tính, số lượng người lao động nữ là 119 người chiếm

khoảng 54.1% và số lượng lao động nam là 101 người chiếm khoảng 45.9%.

Theo kết quả khảo sát về độ tuổi, số lượng lớn nhất là ở độ tuổi là từ 26 - 30 tuổi

có khoảng 99 người chiếm 45%. Tiếp theo là ở độ tuổi dưới 25 tuổi có khoảng 54 người chiếm khoảng 24.5%. Tiếp đến là nhóm tuổi từ 31 - 40 tuổi chiếm 21.4% và cịn lại nhóm tuổi trên 41 tuổi có số lượng ít nhất khoảng 20 người chiếm 9.1%.

Theo kết quả về trình độ học vấn, ta thấy nhóm người lao động có trình độ đại học

chiếm số lượng cao nhất là 157 người chiếm 71.4%; tiếp đến là nhóm người lao động có trình độ cao đẳng chiếm 20%, thứ 3 là nhóm trên đại học chiếm tỷ lệ khá ít là 6.8% và tỷ lệ thấp nhất là 1.8% cho nhóm người lao động có trình độ THPT.

Bảng 2.4. Bảng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Phân loại Mã hóa Mẫu Tỷ lệ (%)

Nam 1 101 45.9% Giới tính Nữ 2 119 54.1% Tổng 220 100% Dưới 25 tuổi 1 54 24.5% Từ 26-30 tuổi 2 99 45.0% Độ tuổi Tử 31-40 tuổi 3 47 21.4% Từ 41 tuổi trở lên 4 20 9.1% Tổng 220 100% Trình độ học vấn THPT 1 4 1.8% Cao Đẳng 2 44 20.0% Đại học 3 157 71.4% Trên đại học 4 15 6.8% Tổng 220 100% Dưới 1 năm 1 35 15.9% Từ 1 – 5 năm 2 102 46.4%

Thâm niên công tác Từ 5 – 10 năm 3 76 34.5%

Trên 10 năm 4 7 3.2%

Tổng 220 100%

Dưới 10 triệu 1 46 20.9%

Từ 10-20 triệu 2 92 41.8%

Thu nhập trung bình Từ 20-30 triệu 3 54 24.5%

Trên 30 triệu 4 28 12.7%

Tổng 220 100%

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả) Theo khảo sát về mức thu nhập trung bình, người lao động có thu nhập dưới

10 triệu với tỷ lệ 20.9%; mức thu nhập từ 10 - 20 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 41.8%; từ 20 – 30 triệu chiếm 24.5% và cuối cùng là trên 30 triệu chỉ chiếm 12.7%.

Theo kết quả khảo sát về thâm niên công tác, cao nhất là nhóm người lao động có

thâm niên từ 1 – 5 năm với tỷ lệ 46.4%; tiếp đến người lao động có thâm niên từ 5 - 10 năm chiếm 34.5%; và nhóm người lao động có thâm niên dưới 1 năm với tỷ lệ 15.9% và sau cùng là nhóm người lao động có thâm niên cơng tác trên 10 năm với tỷ lệ thấp nhất là 3.2%.

2.2.1.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Bernstein, 1994). Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha: Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt. Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Bảng 2.5: Kết quả đo lường độ tin cậy của thang đo

STT Yếu tố hiệu kiểm định Số lần Hệ số

Cronbach's Alpha

1 Bản chất công việc CV 1 0.796

2 Lãnh đạo LD 1 0.825

3 Đồng nghiệp DN 1 0.809

4 Cơ hội đào tạo và thăng tiến DT 1 0.829

5 Tiền lương TL 1 0.825

6 Phúc lợi PL 1 0.843

7 Điều kiện làm việc DK 1 0.811

8 Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc CB 1 0.802

9 Sự gắn kết GK 1 0.866

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Nhận xét: Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo ta nhận thấy tất cả các

biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.79 đến 0,86 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 cho

thấy thang đo có độ tin cậy cao và khả năng đo lường tốt nên tất cả các biến đều được đưa vào phân tích tiếp theo (xem ở Phụ lục 6).

2.2.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích EFA đối với biến độc lập

Bảng 2.6: Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập lần 1

STT Tham số Giá trị đạt được So sánh

1 Hệ số KMO 0.809 0.5 < 0.809 < 1 2 Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0.000 0.000 < 0.05 3 Phương sai trích 66.911% 66.911% > 50% 4 Giá trị Eigenvalue 1.413 1.413 > 1

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Nhận xét: Trong kết quả phân tích EFA lần 1 với 32 biến quan sát (xem Phụ

lục 7), ta thấy tất cả biến quan sát đều có giá trị các tham số thỏa điều kiện và chỉ có một biến LD1 tải lên ở cả 2 nhân tố (hệ số Factor Loading < 0.5) và không đạt giá trị hội tụ nên ta tiến hành loại bỏ biến LD1 ra khỏi thang đo và thực hiện chạy EFA lần 2 với 31 biến quan sát để xác định các biến giải thích cho từng nhân tố.

Bảng 2.7. Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập lần 2

STT Tham số Giá trị đạt được So sánh

1 Hệ số KMO 0.806 0.5 < 0.806 < 1 2 Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0.000 0.000 < 0.05 3 Phương sai trích 66.601% 66.601% > 50% 4 Giá trị Eigenvalue 1.366 1.366 > 1

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Nhận xét: Hệ số KMO = 0.806 đạt yêu cầu nên phù hợp phân tích nhân tố.

Kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 nên các biến quan sát này có tương quan với nhau trong tổng thể và phù hợp cho việc phân tích nhân tố EFA. Ta có thể tiến hành rút trích nhân tố nhằm nhóm các biến theo nhân tố tác động. Bảng phân tích xoay nhân tố trình bày ở bảng 2.8 bên dưới:

Bảng 2.8: Ma trận xoay nhân tố trong nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Nhận xét: Trong kết quả phân tích nhân tố lần 2 với 31 biến quan sát độc lập

được nhóm thành 8 nhân tố. Những biến có Eigenvalues lớn hơn 1 là thuộc nhân tố mới có thể giải thích tốt hơn biến cũ. Tiêu chí Eigenvalue: điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 8 với Eigenvalue = 1.366 >1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý ghĩa tóm tắt thơng tin tốt

1 2 3 4 5 6 7 8 1 DT3 0.776 2 DT1 0.763 3 DT5 0.750 4 DT2 0.721 5 DT4 0.719 6 PL4 0.851 7 PL1 0.840 8 PL3 0.808 9 PL2 0.722 10 TL1 0.826 11 TL2 0.822 12 TL3 0.765 13 TL4 0.710 14 DK1 0.831 15 DK4 0.798 16 DK2 0.725 17 DK3 0.683 18 DN2 0.787 19 DN3 0.777 20 DN1 0.765 21 DN4 0.718 22 LD2 0.808 23 LD3 0.760 24 LD4 0.738 25 LD5 0.672 26 CB1 0.820 27 CB2 0.805 28 CB3 0.798 29 CV1 0.849 30 CV3 0.822 31 CV2 0.799 Nhân tố STT Biến quan sát

nhất. Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 66.601% > 50 %. Điều này chứng tỏ 66.601% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhân tố.

Đặt tên và giải thích nhân tố: Việc đặt tên các nhân tố được thực hiện dựa

trên cơ sở các biến quan sát cùng nằm trong một nhân tố, cụ thể như sau:

- Nhân tố thứ nhất: gồm 5 biến DT1, DT2, DT3, DT4, DT5 thể hiện nhân tố “Cơ

hội đào tạo và thăng tiến”, ký hiệu là DT.

- Nhân tố thứ hai: gồm 4 biến PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 thể hiện nhân tố “ Phúc

lợi”, ký hiệu là PL.

- Nhân tố thứ ba: gồm 4 biến TL1, TL2, TL3, TL4 thể hiện nhân tố “Tiền lương”, ký hiệu là TL.

- Nhân tố thứ tư: gồm 4 biến DK1, DK2, DK3, DK4 thể hiện nhân tố “Điều kiện

làm việc”, ký hiệu là DK.

- Nhân tố thứ năm: gồm 4 biến DN1, DN2, DN3, DN4 thể hiện nhân tố “Đồng

nghiệp”, ký hiệu là DN.

- Nhân tố thứ sáu: gồm 4 biến LD2, LD3, LD4, LD5 thể hiện nhân tố “Lãnh đạo”, ký hiệu là LD.

- Nhân tố thứ bảy: gồm 3 biến CB1, CB2, CB3 thể hiện nhân tố “Sự cân bằng

giữa cuộc sống và công việc”, ký hiệu là CB.

- Nhân tố thứ tám: gồm 3 biến CV1, CV2, CV3 thể hiện nhân tố “Bản chất công

việc”, ký hiệu là CV.

Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc

Bảng 2.9: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc

STT Tham số Giá trị đạt được So sánh

1 Hệ số KMO 0.870 0.5 < 0.870 < 1 2 Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0.000 0.000 < 0.05 3 Phương sai trích 65.226% 65.226% > 50% 4 Giá trị Eigenvalue 3.261 3.261 > 1

Nhận xét: Trong kết quả phân tích nhân tố EFA của biến phụ thuộc (xem Phụ lục 7), khi đưa 5 biến quan sát của thang đo sự gắn kết vào phân tích nhân tố thì chỉ có một nhân tố được rút ra với đầy đủ 5 biến này. Hệ số KMO = 0.870 >0.5 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp. Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5. Thang đo gắn kết của người lao động với ngân hàng có phương sai trích bằng 65.226% >50% cho thấy nhân tố trên giải thích được 65.226% biến thiên của dữ liệu. Kiểm định Bartlett có Sig = 0.000<0.05 nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Do 5 biến quan sát này đều nói lên mức độ gắn kết của người lao động với tổ chức nên nhân tố này giữ nguyên 5 biến ban đầu, tên là “Sự

gắn kết”, ký hiệu: GK.

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA, các biến nhóm lại theo nhân tố mới phù hợp hơn và được định nghĩa lại bao gồm 8 nhân tố độc lập là Cơ hội đào tạo và

thăng tiến, Phúc lợi, Tiền lương, Điều kiện làm việc, Đồng nghiệp, Lãnh đạo, Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, Bản chất công việc và một nhân tố phụ

thuộc là Sự gắn kết. Các nhân tố này được đưa vào phân tích sự khác biệt theo đặc tính cá nhân và thống kê mơ tả trung bình.

2.2.1.4. Phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại Nam A Bank.

Sau khi thực hiện các bước kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA tác giả đã lựa chọn những biến độc lập thỏa mãn điều kiện hồi quy (có mức ý nghĩa < 0.05) để thực hiện phương pháp hồi quy nhằm xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác động đến nhân tố phụ thuộc, từ đó xác định được nhân tố nào đóng góp nhiều/ít/khơng đóng góp vào sự thay đổi của biến phụ thuộc là sự gắn kết, để từ đó có thể đưa ra được các giải pháp cần thiết và kinh tế nhất.

Theo kết quả phân tích hồi quy (xem Phụ lục 11) ta thấy R bình phương hiệu chỉnh là 0.725 = 72.5%. Như vậy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 72.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc là sự gắn kết. Đồng thời Sig Kiểm định F = 0.00 < 0.05, như vậy mơ hình hồi quy có ý nghĩa suy rộng ra tổng thể.

Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi quy

Yếu tố tác động Kí hiệu Hệ số β Sig. VIF

Cơ hội đào tạo và thăng tiến DT 0.278 0.000 1.229 Phúc lợi PL 0.286 0.000 1.140 Tiền lương TL 0.297 0.000 1.220 Điều kiện làm việc DK 0.139 0.001 1.333 Đồng nghiệp DN 0.087 0.031 1.280 Lãnh đạo LD 0.117 0.004 1.262 Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống CB 0.124 0.002 1.213 Bản chất công việc CV 0.173 0.000 1.129

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Dựa vào hệ số β (Standardized Coefficients ) cho ta được kết quả thứ tự mức độ quan trọng của 8 yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại Nam A Bank như sau: Nhóm 3 yếu tố có mức độ quan trọng nhất là “Tiền lương” với hệ số β = 0.297, yếu tố “Phúc lợi” với hệ số β = 0.286 và yếu tố thứ 3 là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” với hệ số β = 0.287. Tiếp đó là yếu tố “Bản chất cơng việc” có hệ số β = 0.173 và “điều kiện làm việc” với β = 0.139 cũng có mức độ tác động tương đối đến sự gắn kết của người lao động. Các yếu tố còn lại như “Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”, “Lãnh đạo” và “Đồng nghiệp” ít tác động hơn.

2.2.1.5. Phân tích sự khác biệt theo đặc tính cá nhân

Để xem xét có hay khơng sự khác biệt các biến đặc tính cá nhân đối với các yếu tố tác động đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức tại Ngân hàng TMCP Nam Á, ta sẽ sử dụng phương pháp kiểm định sự khác biệt Independent Samples T- test và phương pháp phân tích ANOVA.

Bảng 2.11: Kết quả kiểm định Independent Samples T-test

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Nhận xét: Tất cả các yếu tố CV, LD, DN, DT, TL, PL, DK, CB và GK trong

kiểm định Levene và trong kiểm định Equal variances assumed (xem Phụ lục 8) đều có giá trị Sig. > 0.05 nên ta kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa hai giới tính nam và nữ trong việc đánh giá các yếu tố Bản chất công việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc cũng như sự gắn kết của người lao động với ngân hàng TMCP Nam Á.

Khác biệt về độ tuổi:

Bảng 2.12: Kết quả kiểm định Phương sai theo độ tuổi

STT Kiểm định Homogeneity của phương sai

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1 F_DT 2.159 3 216 0.094 2 F_PL 0.745 3 216 0.526 3 F_TL 2.421 3 216 0.067 4 F_DK 0.546 3 216 0.652 5 F_DN 0.812 3 216 0.488 6 F_LD 0.965 3 216 0.410 7 F_CB 0.281 3 216 0.839 8 F_CV 1.067 3 216 0.364 9 F_GK 0.522 3 216 0.668

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

STT

Kiểm định

Levene Kiểm định T-Test F Sig. t df Sig.

(2-tailed)

1 F_DT Equal variances assumed .524 .470 1.398 218 .164

2 F_PL Equal variances assumed .760 .384 .793 218 .429

3 F_TL Equal variances assumed .128 .721 .019 218 .985 4 F_DK Equal variances assumed .709 .401 .208 218 .835

5 F_DN Equal variances assumed .738 .391 -.175 218 .862

6 F_LD Equal variances assumed 2.619 .107 .122 218 .903

7 F_CB Equal variances assumed 2.090 .150 -.897 218 .371

8 F_CV Equal variances assumed 1.487 .224 -.548 218 .584

Nhận xét: Bảng kiểm định phương sai đồng nhất Test of Homogeneity of

Variances cho kết quả tất cả 9 yếu tố CV, LD, DN, DT, TL, PL, DK, CB và GK đều có giá trị sig. > 0.05, do đó kết luận phương sai giữa các nhóm độ tuổi khơng có sự khác biệt, đủ điều kiện để phân tích Anova. Sau khi phân tích kết quả Anova (Xem Phụ lục 8) ta xét thấy kết quả của tất cả các yếu tố trong kiểm định F đều cho ta giá trị Sig. > 0.05 nên kết luận rằng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm độ tuổi khác nhau trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết của người lao động với ngân hàng TMCP Nam Á.

Khác biệt về trình độ học vấn:

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định Phương sai theo trình độ học vấn

STT Kiểm định Homogeneity của phương sai

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1 F_DT 0.273 3 216 0.845 2 F_PL 0.507 3 216 0.678 3 F_TL 0.414 3 216 0.743 4 F_DK 0.545 3 216 0.652 5 F_DN 0.708 3 216 0.548 6 F_LD 1.622 3 216 0.185 7 F_CB 2.085 3 216 0.103 8 F_CV 1.812 3 216 0.146 9 F_GK 0.621 3 216 0.602

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Nhận xét: Bảng kiểm định phương sai đồng nhất Test of Homogeneity of

Variances cho kết quả tất cả 9 yếu tố CV, LD, DN, DT, TL, PL, DK, CB và GK đều có giá trị sig. > 0.05, do đó kết luận khơng có sự khác biệt phương sai giữa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động với tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)