Giải pháp đầu tư cải tiến công nghệ và mở rộng qui mô sản xuất Mục tiêu của giải pháp

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 133 - 137)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

3.2.4.5 Giải pháp đầu tư cải tiến công nghệ và mở rộng qui mô sản xuất Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là đẩy mạnh đầu tư cải tiến thiết bị, công nghệ, áp ụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu chế biến quan trọng. Cũng như là tăng cường các hoạt động nghiên cứu Khoa học – Kỹ thuật, úng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Đặc biệt là từng bước có kế hoạch nghiên cứu công nghệ mới chế biến ra các sản phẩm sử dụng ngay (nhân điều rang muối, chiên bơ …) và công nghệ tận dụng các phụ phẩm từ cây điều để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tác giả đề xuất giải pháp này nhằm mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất và tăng công suất chế biến.

Nội dung của giải pháp

Như đã trình bày phân tích ở chương II, các doanh nghiệp đang chế biến điều theo “công nghệ chao dầu” vì thời điểm lựa chọn công nghệ chưa có “công nghệ hấp điều bằng hơi nước bão hòa”. Với mục tiêu là tấn công vào những thị trường khó tính, lớn nhất thế giới và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của ngành cần phải thay đổi công nghệ từ “công nghệ chao dầu” sang “công nghệ hấp điều bằng hơi nước bão hòa” thân thiện với môi trường hơn (hiện nay đã có đến 70% DNCBĐ đã sử dụng phương pháp hấp). Để tiết kiệm chi phí vì không phải qua nhiều khâu như công nghệ chao dầu, tỷ lệ thu hồi nhân nguyên cao, giảm những hạt vỡ hạt bể, đồng thời đáp ứng được những chuẩn khắt khe nhất của những nước trên thế giới. Xử lý bằng công nghệ hấp có thể gia tăng lợi nhuận lên 7% so với công nghệ chao dầu.

Việc cải tiến công nghệ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường là một việc làm cần thiết và cấp bách của một số doanh nghiệp nhất là khi quy định chế tài trong lĩnh vực môi trường của Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 1/3/2010 với mức phạt rất cao.

Vốn để đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ là không cao, do đây là công nghệ được sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn tự có, hoặc thuê tài chính, hoặc tiếp cận các chương trình hỗ trợ của địa phương về việc xúc tiến đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, quy trình công nghệ.

Tăng tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa trong các công đoạn của quy trình chế biến nhằm giảm bớt phụ thuộc vào lao động thủ công và tăng năng suất chế biến.

Trong điều kiện thiếu hụt lao động như hiện nay, ưu thế về giá lao động rẻ không còn nữa, chế biến điều sẽ khó cạnh tranh nổi để có đủ số lượng lao động. Mặt khác sử dụng lao động thủ công nhiều cũng dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định vì phục thuộc vào tay nghề công nhân. Việc tăng tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa các công đoạn chế biến, mạnh dạn đầu tư vốn để mua sắm các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tăng năng suất chế biến mà không quá phụ thuộc vào lực lượng lao động, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất.

Trong quy trình chế biến điều có nhiều công đoạn có thể cơ khí hóa để thay thế cho nhân cong lao động như: sử dụng máy bóc vỏ lụa (đến 31/12/2009 có 120 doanh nghiệp sử dụng máy bóc vỏ lụa), máy bắn màu tự động (vừa được chế tạo thành công và trình diễn tại lễ hội quả điều vàng 3/2010, chi phí đầu tư thiết bị này còn cao), máy cắt vỏ cứng (chi phí đầu tư khoảng 200 triệu/máy – công suất có thể thay thế cho 80 công nhân và rất bảo đảm khâu vệ sinh an toàn thực phẩm ). Các máy này đều của Việt Nam chế tạo bởi các công ty điển hình chế tạo máy chế biến điều là công ty Phúc Thắng, công ty Khuôn Máy Việt …

Tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ

Không nên quá trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước về KHCN hoặc từ những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, Ccá doanh nghiệp nên chủ động khuyến khích, tạo điều kiện cho các kỹ sư của mình tham gia nghiên cứu, cải tiến công nghệ tại chính nhà máy của mình đểgiảm chi phí lao động, giảm thời gian chế biến, giảm tỷ lệ bể vỡ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp nên dành một khoảng ngân sách hàng năm (cân đối với lợi nhuận thu được ) vừa đủ cho các hoạt động nghiên cứu như vậy. Nhóm nghiên cứu có thể chỉ là những kỹ sư của doanh nghiệp, hoặc cũng có thể liên kết, hợp tác với những nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực công nghệ chế biến điều.

Bên cạnh việc chủ động nghiên cứu, các doanh nghiệp cũng phải chủ động: thường xuyên theo dõi về những thành tựu KHCN trong lĩnh vực sản xuất chế biến điều, cân nhắc kỹ những lợi ích từ việc ứng dụng KHCN mới so với việc giữ nguyên công nghệ và phải chớp thời cơ ứng dụng KHCN mới ngay khi xét thấy có cơ hội.

Ứng dụng công nghệ đa dạng nhằm tận dụng tất cả phụ phế phẩm từ cây điều để tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau (đa dạng hóa sản phẩm ). Song song đó, cần tập trung đầu tư ứng dụng mạnh công nghệ chế biến các sản phẩm sau nhân điều.

Từ lâu nay, ngành điều chỉ làm mỗi việc bóc vỏ điều rồi xuất khẩu, chỉ chú trọng vào công nghệ chế biến nhân điều mà các doanh nghiệp rất ít đầu tư nghiên

cứu, chuyển giao công nghệ để tiếp tục chế biến các sản phẩm sau nhân hay các sản phẩm từ trái điều, vỏ hạt điều … Thực tế cho thấy giá trị tăng thêm từ các sản phẩm như vậy là rất lớn và rõ ràng đây là một điểm yếu về năng lực công nghệ của từng doanh nghiệp, (sản phẩm điều nhân của nước ta khi xuất khẩu ra nước ngoài sẽ được các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục chế biến để cho ra những sản phẩm có giá trị cao và giá trị tăng thêm có thể cao gấp 2-3 lần so với việc chế biến điều nhân của các doanh nghiệp nước ta).

Trong thời gian tới (giai đoạn 2011 - 2020) tùy vào tình hình cân đối nguồn lực ở các doanh nghiệp trong ngành, nhằm thực hiện giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, các công nghệ chế biến điều cần ứng dụng bao gồm những công nghệ sau đây:

Công nghệ để chế biến các sản phẩm điều ăn liền: điều rang muối, điều chiên bơ, điều gia vị … từ nhân điều để tham gia vào thị trường nội địa càng sớm càng tốt, điều này đã được một số ít doanh nghiệp triển khai như Mỹ Lệ (Bình Phước), Nhật Huy (Bình Dương), Hà Mỵ (Bình Phước) …

Công nghệ để chế biến trái điều thành các loại nước trái cây như nước sory, nước táo điều …

Công nghệ để chế biến ván ép từ vỏ hạt điều. Công nghệ để tinh chế dầu vỏ hạt điều.

Lợi ích của giải pháp

Sử dụng công nghệ mới-công nghệ hấp sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế tiêu hao năng lượng, tiết kiệm chi phí xử lý môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm – tỷ lệ các chủng loại nhân điều nguyên, trắng. Ứng dụng công nghệ mới cũng đem lại lợi ích hạ giá thành sản phẩm và phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành nhất là trong bối cảnh hiện nay vấn đề an toàn môi trường rất được quan tâm. Việc tăng tỷ lệ tự động hóa ở các khâu sản xuất chính để khắc phục tình trạng thâm dụng lao động đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất. Hiệu quả mang lại từ việc tăng cường nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng rất đáng kể trong việc giảm định mức tiêu hao nguyên liệu và hợp lý hóa sản xuất với tình

hình thực tế. Cũng như việc mở rộng quy mô sản xuất nhằm từng bước đưa ngành điều giữ vững vị thế xuất khẩu số 1 thế giới.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w