IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/
5 Bốc ục của đề tà
2.1.1.7 Khả năng khai thác thị trường Thị trường thế giớ
Thị trường thế giới
Ngành điều đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ trong những năm gần đây. Sản lượng xuất khẩu nhân điều liên tục tăng và tốc độ phát triển năm sau luôn cao hơn năm trước. Đành rằng nó là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng chúng ta phải nhìn nhận khả năng khai thác và mở rộng thị trường của ngành là tương đối tốt. Sản phẩm nhân điều đã xuất đến nhiều nước trên thế giới trong đó hơn 70% sản lượng xuất vào các nước phát triển, nhu cầu đòi hỏi cao, khắt khe như Mỹ, Úc, Hà Lan, Nga…. Tuy nhiên, trong những năm sắp tới, ngành điều sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vì những lý do sau:
Thứ nhất, khách hàng ở các nước phát triển ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng, đặc biệt là vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ đã và sẽ quan tâm “tận gốc” việc sản xuất hạt điều như nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, hệ thống quản lý toàn diện của ngành
Thứ hai, ở các nước nhập khẩu điều Việt Nam, các hiệp hội, doanh nghiệp đang dựng lên hàng rào kỹ thuật và các luật lệ khắt khe nhằm bảo hộ họ và gây bất lợi cho việc xuất khẩu của ta về số lượng và giá cả hàng hóa.
Thứ ba, với tốc độ phát triển quá nhanh về sản lượng điều của Việt Nam và một số nước Châu Phi sẽ có thể gây ra tình trạng vượt cầu trên thị trường các nước Bắc Mỹ và Châu Âu.
Thứ tư, hơn 90% sản phẩm nhân điều được dành cho xuất khẩu, chỉ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu mới tiêu thụ nội địa. Như vậy sự sống còn của ngành hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường điều thế giới, nên không thể có sự ổn định.
Các doanh nghiệp thường lựa chọn thị trường xuất khẩu theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của thị trường nào hấp dẫn thì tập trung vào thị trường đó. Tình trạng này rất phổ biến là do ngành điều không chủ động tham gia và đầu tư vào các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận với thị trường để chọn ra cho mình một thị trường phù hợp, để từ đó có kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường.
Thị trường trong nước
Nhiều năm qua, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành gần như chỉ làm mỗi việc là bóc tách từ hạt điều thô ra nhân để đóng thùng xuất khẩu mà quên đi thị trường rộng lớn trong nước với 85 triệu dân. Một số ít có thể đếm được các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chiên cho sản phẩm nhân điều tiêu thụ trong nước. Hiện nay, do nhà máy chế biến hạt điều sản xuất kết hợp giữa cơ khí và thủ công, nên hầu hết chỉ làm công việc chẻ hạt điều thô ra để lấy nhân và xuất khẩu. Chưa chú trọng đầu tư vào việc đa dạng hóa các sản phẩm điều vì hai lý do sau: sản phẩm nhân điều đang có nhu cầu rất lớn trên thị trường cả nước và khả năng mang lại lợi nhuận đột biến là lớn; để đa dạng hóa sản phẩm cần phải đầu tư vốn nhiều nhưng lợi nhuận mang lại thì ít biến động mạnh.
2.1.1.8 Hoạt động marketing
Hoạt động Marketing của ngành chỉ là công tác quảng bá của Hiệp Hội cây điều, Quả điều vàng Bình Phước… Đây là một trong những lễ hội hiếm hoi của ngành điều để đưa thương hiệu điều Việt Nam ra tầm thế giới. Các doanh nghiệp làm điều nước ngoài biết đến Việt Nam với vị thế của quốc gia gia công điều số một hơn là quốc gia có sản lượng xuất khẩu số 1 thế giới. Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu và có chính sách cụ thể cho công átc marketing ngành điều Việt Nam. Từ đó có
thể thấy rằng việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng chưa được chú trọng.
Thương hiệu
Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ngành chưa có sự đầu tư đúng mức. Lý giải cho điều này là một phần vì sản phẩm điều xuất khẩu còn quá đơn điệu (chủ yếu là nhân điều sơ chế) và thường bán qua các nhà môi giới, một phần vì Xí nghiệp đã quen với cách mua bán lâu nay – không mấy chú trọng đến thương hiệu. Vì vậy sản lượng xuất khẩu còn phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu trung gian nên giá trị thấp, dễ bị chèn ép giá và bị động trong đầu ra.Từ đó dẫn đến phần lớn lợi nhuận rơi vào tay các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, Với một số doanh nghiệp như: Donafood (Đồng Nai), Mỹ Lệ (Bình Phước), Hà Mỵ (Bình Phước) … việc thực hiện việc quảng bá thương hiệu rất mạnh mẽ , bài bản và hiệu quả. Chính vì vậy, mặc dù chất lượng nhân điều là ngang nhau nhưng trên thị trường điều thế giới thì họ vẫn được những nhà nhập khẩu, người tiều dùng đánh giá cao hơn, tin cậy hơn và biết đến nhiều hơn.
Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của ngành là nhân điều sơ chế (một số ít sản lượng nhân điều chiên) nên giá trị kinh tế và lợi nhuận mang lại thấp. Trong khi đó sản phẩm hoàn chỉnh (tinh chế) có thể sẵn sàng bán ra thị trường phục vụ cho tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cao hơn thì chưa có. Với việc áp dụng công nghệ nagỳ càng hiện đại thì có thể tin tưởng rằng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm điều ngày càng tốt hơn.
Giá
Ngày nay, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thời gian và điều kiện giao hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Nhưng giá cả vẫn có vai trò nhất định, thậm chí còn diễn ra gay gắt. Giá cả là cán cân để xác định lợi ích kinh tế giữa người bán và người mua.
Bảng 2.7: Giá xuất khẩu nhân điều bình quân qua các năm 2007 – 2010
ĐVT: USD/tấn
Nguồn: Vinacas; (*), (**) số liệu lấy từ Vinacas và Cục Hải quan
Theo bảng trên, ta thấy giá xuất khẩu nhân điều của ngành điều Việt Nam so với ngành điều Ấn Độ là thấp hơn 2-5%, Điều này đem đến cho chúng ta cơ hội cạnh tranh hơn về giá bán hàng nhưng cũng cho thấy rõ sự thiệt thòi của ngành điều Việt Nam trên thương trường quốc tế vì cùng loại sản phẩm nhưng giá trị của ta thua xa của bạn và làm giảm đáng kể lợi nhuận cho ngành.
Phân phối
Thị trường điều nhân của ngành điều rất đa dạng và sản phẩm làm ra được phân phối trên hơn 90 nước trên thế giới. Nhưng cơ bản vẫn là các thị trường chủ lưc Mỹ, Hà lan, Úc,… Sản phẩm được bán trực tiếp và gián tiếp qua các nhà môi giới với nhiều hình thức khác nhau như thị trường Trung Quốc mua hàng cấp dưới như WS, LP, PP…còn thị trường Châu Âu, Mỷ mua hàng cấp trung và trên như WW320, WW240.
Năm
Giá bình quân của ngành (*) Giá xuất khẩu của
Ấn Độ (**) So với giá bình quân
của ngành 2007
25% 33% M 33% M Châu Á Ch u Âu Các nư c khác 25% 17%
Hình 2.7: Tỉ lệ phân phối nhân điều Việt Nam năm 2010 (Nguồn: Vinacas)
Theo như hình trên thì thị trường Mỹ và Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất, điều này cũng cho thấy một khi tình hình kinh tế Châu Âu và Mỹ không ổn định sẽ kéo theo khó khăn lớn trong ngành điều.
Chiến lược cổ động, chiêu thị
Nhằm kích thích sức mua cũng như quảng bá thương hiệu ngành điều ra thị trường quốc nội cũng như quốc tế. Hiệp Hội hạt điều Việt Nam đang xây dựng những chương trình cụ thể như chương trình “đổi hạt điều lấy gạo” được phát động bởi Công ty Lafooco dành cho thị trường Chau Phi, Lễ hội “Quả Điều Vàng” – Bình Phước, Hội chợ triển lãm hàng nông sản ở Mỹ có sự tham gia trưng bày của Công ty Long Sơn. Những hoạt động này có thể nói là tiền đề cho những chương trình quảng bá của ngành điều trong tương lai gần, là động lực để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận môi trường kinh doanh thế giới. Tuy nhiên, Ngành điều cần hơn nữa những hoạt động cụ thể và khai thác thị trường trong nước vốn rất tiềm năng và đem lại sự ổn định trong kinh doanh của ngành.
Hình ảnh, uy tín của ngành điều
Do đặc thù của ngành điều, hợp đồng xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào tình hình biến động của thị trường điều nguyên liệu, hợp đồng xuất khẩu được ký trước giao hàng thực hiện sau. Nên việc xây dựng chữ “TÍN” trong quan hệ giao dịch mua bán với khách hàng là vô cùng quan trọng.
Thời gian qua trước tình trạng “bội tín” của nhiều DNCBĐ, khi giá điều nhân thế giới tăng cao các DNCBĐ nhất là những doanh nghiệp nhỏ thường hay đơn phương phá vỡ hợp đồng, không thực hiện giao hàng như các hợp đồng đã ký mà
bán cho các nhà nhập khẩu khác để thu được nguồn siêu lợi nhuận. Đây là một trong những thói quen không tố trong kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế.