IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/
5 Bốc ục của đề tà
2.2.1.2 Các yếu tố tự nhiên và xã hộ
Tài nguyên tự nhiên (quỹ đất trồng điều)
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có thổ nhưỡng đất đai, khí hậu rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Cây điều không đòi hỏi đất tốt, có thể sống ở vùng đất xấu mà các cây khác không thể sống được, kinh phí trồng điều thấp không cần chăm bón nhiều như cây cao su, cà phê hay một số cây hoa quả khác. Đặc điểm này làm cho việc trồng điều phát triển khá mạnh trong thời gian qua, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành sản xuất chế biến điều. Một số tỉnh có diện tích trồng điều lớn đó là: Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Bình Thuận, Gia Lai và Bình Định. Trong đó Bình Phước với điều kiện tự nhiên, đất đai rất thích hợp cho cây điều phát triển nên có diện tích lớn nhất nước chiếm 44% diện tích cả nước như hình dưới đây.
Hình 2.9: Diện tích trồng điều chia theo vùng và tỉnh trọng điểm năm 2010 (Nguồn: Báo cáo của Cục Trồng trọt – Phân viện QH và TKNN)
Ngoài những khu vực trồng điều chính như trên, Việt Nam vẫn còn đất trồng điều ở những nơi mà không phù hợp với các loại cây trồng khác như miền Trung, Tây Nguyên … Do nhận thức được lợi ích của cây điều, các bộ ngành đã và đang có nhiều chủ trương tạo thuận lợi cho việc trồng và mở rộng diện tích cây điều.
Ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh
Sản lượng hạt điều chịu nhiều tác động mạnh của thời tiết, khí hậu bởi cây điều canh tác hoàn toàn nhờ “nước trời”. Như năm 2010, thời tiết biến đổi thất thường đã làm sản lượng điều giảm, cả nước chỉ thu hoạch được 290,000 tấn (giảm 50,000 tấn so với 2009). Những năm gần đây mùa mưa kết thúc sớm, mưa trái vụ, bão, lũ, nắng hạn, sâu bệnh gây hại … là một trong những yếu tố làm giảm sút sản lượng hạt điều đáng kể. Thời tiết thay đổi ngày càng thất thường cộng với giá vật tư, nhiên liệu leo thang đẩy người trồng điều vào tình huống thêm khó khăn và DNCBĐ thêm thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.
Kỹ thuật trồng và canh tác cây điều, giống điều
Khoa học ngày càng phát triển, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây điều từ khâu trồng, sản xuất – chế biến và tăng năng suất cây trồng. Về giống điều cũng đã phát triển nhanh chóng: từ trồng điều bằng hạt chủ yếu dần đã chuyển sang trồng các giống điều cao sản cho năng suất cao 2 – 4 tấn / ha, chống được sâu bệnh … ngoài ra, các Viện, trường Đại học đã liên tục nghiên cứu và đưa vào sản xuất những loại giống có năng suất và chất lượng ngày càng cao, phù hợp với từng địa phương trồng điều. Các trại giống mới tại mỗi địa phương cũng đã được xây dựng với quy mô lớn và hiện đại. Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trong thời gian tới cần tập trung phát triển và khuyến cáo nông dân trồng giống điều ghép có năng suất và chất lượng cao như PN1, CH1, MH5/4, MH4/5, MH2/6, MH3/5 cho vùng Đông Nam Bộ; hai giống DH66-14 và DH67-15 cho miền duyên hải Nam Trung Bộ và năm giống ES-04, EK-24, BD-01, KP-11 và KP-12 cho vùng Tây Nguyên. Sự tích cực hỗ trợ của các tổ chức như các trung tâm khuyến nông, các DNCBĐ trong việc khuyến cáo, chuyển giao đến người nông dân
những khoa học kỹ thuật đã có mang lại sự ổn định nguồn nguyên liệu, tạo cơ sở cho các DNCBĐ Việt Nam phát triển bền vững.
Về mặt xã hội
Việt Nam là đất nước đông dân số, theo thống kê đến năm 2008 đã hơn 85 triệu người và dân số trẻ chiếm đa số. Mặt khác, thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện nhất là khu vực thành thị. Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có sản phẩm nhân điều. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình và sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như nhân điều. Đây là một cơ hội rất tốt cho các DNCBĐ thâm nhập một thị trường tiêu thụ lớn và đang ngày càng phát triển.