IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/
5 Bốc ục của đề tà
2.2.2.3 Nhà cung cấp
Để sản xuất chế biến nhân điều cần rất nhiều nhà cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho sản xuất nông nghiệp. Hạt điều thô, bao bì, nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ kiểm định, vận chuyển cho xuất khẩu. Trong đó nhà cung cấp nguyên liệu hạt điều thô là quan trọng nhất và quyết định hiệu quả kinh doanh của nhà máy chế biến, công suất chế biến và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Nguồn cung ứng nguyên liệu chính cho ngành được lấy từ hai nguồn: hạt điều thu mua từ trong nước chiếm 39% tổng sản lượng sản xuất (năm 2010) ở các vùng nguyên liệu như Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng.., còn lại 61% hạt điều nguyên liệu vẫn phải nhập ngoại từ Bennin, Bờ Biển Ngà, Nigeria… Do đó không thể tránh khỏi ảnh hưởng từ các biến động không lường trước được của giá cả nhập khẩu do sự biến động giá xăng dầu, tỷ giá hối đoái, thuế suất … cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và giảm sức cạnh tranh của ngành.
Tình trạng phổ biến trong ngành điều là việc thiếu hụt nguyên liệu, do các DNCBĐ ra đời nhưng không có vùng nguyên liệu riêng mà chủ yếu trông chờ từ các hộ nông dân. Sản lượng điều thu hoạch năm 2010 đạt 290 ngàn tấn trong khi đó
tổng công suất chế biến của ngành gần 744 ngàn tấn/năm. Từ đó, cạnh tranh nguyên liệu là cạnh tranh gay gắt nhất giữa các DNCBĐ trong ngành.
Để có cái nhìn rõ nét hơn về sản lượng nguồn cung nguyên liệu, chúng ta điểm qua tình hình nguồn nguyên liệu trong nước cũng như nước ngoài như sau:
Nguồn nguyên liệu trong nước
Như đã giới thiệu khái quát về ngành điều Việt Nam thì giai đoạn vừa qua năm 2007 – 2010 diện tích trồng điều của nước ta tăng nhanh từ 30 ngàn ha cuối thập kỷ 80 lên tới 395 ngàn ha vào năm 2010 (theo Bộ NN&PT Nông thôn). Nhìn chung, cho đến nay nước ta có một vùng nguyên liệu tương đối rộng lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến cho toàn ngành, 50% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là Châu Phi. Diện tích trồng điều nước ta đang có xu hướng giảm xuống điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững cho ngành trong tương lai. Nguồn nguyên liệu sản xuất sẽ phụ thuộc vào nhập ngoại nhiều hơn và sẽ làm giảm sút chất lượng nhân thành phẩm. Do đó, ngành điều cần có những giải pháp kịp thời để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất cho mình.
Những nguyên nhân làm giảm sản lượng cung điều thô của nước
Diện tích vườn điều già cỏi, lâu năm đang tăng: Cây điều có tuổi thọ khá dài, trong điều kiện bình thường có thể sống đến 30 – 40 năm vẫn cho thu hoạch. Tuy nhiên, ở Việt Nam do quan điểm trước đây chưa chú trọng trồng điều nên chủ yếu người nông dân trồng trên đất xấu, trồng bằng hạt, vườn cây theo phương thức độc canh, vì vậy tuổi thọ của cây điều chỉ vào khoảng 20 năm. Theo số liệu thống kê của Vinacas thì trong 395 ngàn ha điều của cả nước thì chỉ có khoảng 30% được trồng ở giai đoạn sau và trồng bằng giống điều cao sản cho năng suất cao, 70% còn lại được trồng ở thời gian trước đến nay tuổi đã từ 15 – 20 năm và một số ít trồng từ trước năm 1980 đến nay đã trên 20 năm tuổi. Như vậy trong thời gian 5 – 10 năm sẽ có trên 40% diện tích cây điều đã hết thời kỳ kinh doanh phải đốn bỏ, phục hồi hoặc trồng lại. Như vậy với diện tích cây điều già cỗi càng tăng nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất điều của các DNCBĐ trong nước.
Quy mô vườn điều nhỏ lẻ, phân tán: Theo Vinacas thì trên 80% diện tích trồng điều trên cả nước do các hộ nông dân trực tiếp trồng, quy mô nhỏ. So với các nước trồng điều trên thế giới thì các hộ nông dân trồng điều của Việt Nam đều thuộc dạng nhỏ lẻ, diện tích hẹp và tương đối độc lập với nhau. Với thực trạng sản xuất còn phân tán, chưa tập trung sản xuất lớn và chưa hình thành các hợp tác xã, các tổ hợp tác nên công tác phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất khá khó khăn, khó có thể áp dụng một quy chuẩn sản xuất đảm bảo chất lượng đồng bộ. Do đó sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hoạch khác nhau làm cho sản lượng và chất lượng hạt điều thô toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiệu quả kinh tế cây điều thấp hơn cây trồng khác nên không thu hút được người trồng điều. Theo tính toán của Viện Chính Sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2007 tỷ lệ lãi / chi phí thực tế cây điều chỉ đạt 1,42% so với cao su là 1,82% và cây bạch đàn là 5,02%.
Quỹ đất trồng điều ở Bình Phước đã cạn, trong khi đó trồng ở những vùng đất khác trên cả nước thường cho năng suất không cao và chất lượng không bằng.
Nguồn nguyên liệu nước ngoài
Với mức độ giảm diện tích gieo trồng và tình hình thời tiết không thuận lợi, việc nhập khẩu điều thô từ khu vực Châu Phi, Campuchia và Indonesia sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất chế biến điều của Xí nghiệp. Châu Phi hiện xuất khẩu 90% hạt điều thô nhưng liệu điều này có còn xảy ra không khi Châu Phi đã thành lập hiệp hội điều Châu Phi nhằm xúc tiến phát triển ngành công nghiệp chế biến điều.
Thời gian gần đây Liên minh điều Châu Phi đã đặt ra mục tiêu trong gia đoạn 2010 – 2020 là thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu thay vì xuất khẩu điều thô như hiện nay (Việt Nam đã mất 10 năm để xây dựng ngành công nghiệp chế biến điều). Với sự hỗ trợ tài chính của các quỹ tài trợ USAID, BILL & MELINDA FOUNDATION và sự quản lý chất lượng từ bên ngoài. Châu Phi hoàn toàn có khả năng thực hiện mục tiêu lập ngành chế biến điều. Những định hướng
trên từ Châu Phi cho thấy có thể trong tương lai 10 năm nữa các DNCBĐ của Việt Nam có thể mất nguồn cung cấp điều thô cho công nghiệp chế biến.