CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 69 - 72)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM

CỦA NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM

Trong hơn 20 năm qua, cây điều và ngành điều Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về diện tích, năng suất, sản lượng đến khâu chế biến, xuất nhập khẩu nhân điều (xem phụ lục 1.4 – Những sự kiện đáng nhớ của ngành điều Việt Nam). Từ một số cây xóa đói giảm nghèo chưa được nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều như cây cà phê, cao su… cây điều đã đem lại kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD góp phần nâng tầm vị thế của cây điều, ngành điều Việt Nam trên thế giới. Tốc độ phát triển ngành điều Việt Nam thời gian qua:

Về diện tích trồng điều: Từ năm 2007 – 2010 là giai đoạn diện tích trồng điều của nước ta tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng góp phần đưa ngành điều Việt Nam lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều. Tuy nhiên từ năm 2009 diện tích bắt đầu giảm và dự báo diện tích trồng điều sẽ giảm tiếp trong 5 năm tới xuống còn khoảng 350.000 ha.

Các doanh nghiệp chế biến: Theo kết quả điều tra của Cục Chế biến nông lâm thủy sản thương mại và ngành muối tính đến tháng 7/2006 tại 22 tỉnh của cả nước có 245 DNCBĐ. Qua 4 năm 2007 – 2008 – 2009 -2010 số cơ sở chế biến điều tăng liên tục đến nay hơn 300 DNCBĐ với tổng công suất thiết kế khoảng 750.000 tấn hạt điều nguyên liệu /năm. Sự phát triển của ngành điều đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 400.000 lao động và khoảng 800.000 người dân tham gia trồng điều.

Công tác thu mua, nhập khẩu điều nguyên liệu: Trong những năm qua, tốc độ tăng công suất chế biến luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng điều thô nên lượng điều nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất chế biến, lượng điều thiếu hụt được các DNCBĐ nhập khẩu từ các nước Châu Phi như Bờ Biển Ngà, Campuchia, Indonesia, … lượng và giá trị nhập khẩu điều thô từ 2007 – 2010 như biểu đồ sau:

Hình 2.1: Lượng và giá trị nhập khẩu điều thô Việt Nam từ năm 2007 -2010

(Nguồn: www.vinacas.com.vn)

Thị trường tiêu thụ: Nhân điều Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều khu vực trên thế giới. Trong cơ cấu xuất khẩu từ năm 2006 – 2009, Châu Âu chiếm tỷ trọng 32% kế đến là Châu Mỹ 30%, Châu Á chiếm 18% và các khu vực khác như Châu Úc, Trung Đông và Châu Phi … chiếm khoảng 20% còn lại như hình sau:

Hình 2.2: Tỷ trọng (%) các thị trường xuất khẩu điều Việt Nam 2007 – 2010 (Nguồn: Báo cáo thường niên ngành điều Việt Nam và Vinacas)

Xét về các nước và vùng lãnh thổ, nhân điều của Việt Nam đã xuất khẩu đến 94 nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới (theo số liệu tính đến năm 2008). Trong đó có 7 thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Anh, Canada, Nga (xem phụ lục 1.5 – Bảng: Số lượng và KNXK nhân điều Việt Nam sang 7 thị trường chính). Thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Hoa Kỳ chiếm 27-29%, kế đến

là Trung Quốc 17-20% và Hà Lan 16,5-17%. Các tiềm năng xuất khẩu trong tương lai là Ấn Độ, Thụy Sĩ, Kazastan …

Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch luôn tăng cao qua các năm (chi tiết như hình dưới đây), từ năm 2007 đến nay ngành điều Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu ngành điều Việt Nam không ngừng tăng trưởng: năm 2007 đặt 651 triệu USD, năm 2008 đạt 920 triệu USD, năm 2009 giảm xuống 850 triệu USD do tình hình kinh tế khó khăn. Riêng năm 2010 là năm phục hồi sau khủng hoảng kinh tế cục bộ, KNXK toàn ngành vượt mức 1 tỷ USD cụ thể là 1.03 tỷ USD (tăng 9% về lượng và 21% về giá trị so với năm 2009).

Vị thế ngành điều Việt Nam trên thế giới sẽ tiếp tục được khẳng định hơn, khi sắp tới hiệp hội điều 3 nước Việt Nam, Ấn Độ, Brazil họp lần thứ 3 để thống nhất nội dung tiến tới thành lập hiệp hội điều thế giới vào năm 2011. Trong đó nhiệm kỳ đầu có thể Việt Nam giữ vai trò chủ tịch hiệp hội.

Hình 2.3:Kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2007 – 2010

(Nguồn: www.vinacas.com.vn)

Tuy sản lượng xuất khẩu nhân điều của nước ta lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu là xuất nhân điều thô chiếm 97,5%, sản phẩm sau chế biến có hàm lượng giá trị cao chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 2,5%.

Tiêu thụ nội địa: Sản phẩm nhân điều của nước ta phục vụ cho nội tiêu còn rất thấp dưới 5%. Trong khi đó ở Ấn Độ nhân điều tiêu dùng nội địa chiếm 50%. Điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu điều Ấn Độ ít thua lỗ hơn các

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w