IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/
5 Bốc ục của đề tà
3.2.4.3 Giải pháp thâm nhập và mở rộng thị trường Mục tiêu đề xuất giải pháp
Mục tiêu đề xuất giải pháp
Tác giả để xuất giải pháp này nhằm các mục đích cụ thể như sau: thứ nhất, nâng cao thị phần xuất khẩu uy tín của ngành trên thị trường quốc tế. Thứ hai, tích cực khai thác các thị trường truyền thống, tìm cơ hội thâm nhập sâu hơn thị trường Hoa Kỳ. Vì hiện nay, Hoa Kỳ đã ban hành các quy định rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu. Do đó, hiểu thấu đáo hết mọi quy định, luật lệ trong hoạt động buôn bán với các đối tác Hoa Kỳ là cần thiết. Thứ ba, tìm kiếm và mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường nội địa.
Nội dung của giải pháp
Nâng cao thị phần xuất khẩu và giữ vững khách hàng ở thị trường truyền thống
Các doanh nghiệp cần duy trì quan hệ bền vững với các đối tác ở những thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ và EU, đồng thời tận dụng lợi thế không bị hạn chế về thuế quan và hạn ngạch, tìm cách thâm nhập sâu hơn để nâng cao thị phần. Các doanh nghiệp có thể sử dụng chính sách giá linh hoạt hơn, đẩy mạnh khác biệt hóa trong bán hàng như về bao bì, thời gian giao hàng và nên tiến tới phân phối hàng hóa trực tiếp đến 2 thị trường này. Đây là 2 thị trường có những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khắt khe nhất thế giới, nên ngành điều cần thuyết minh rõ quy trình sản xuất nhân điều , đáp ứng tốt những yêu cầu, quy định, điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm do khách hàng này quy định.
Với thị trường Mỹ và EU, ngành điều Việt Nam có rất nhiều lợi thế để nâng cao thị phần xuất khẩu vì đã có quan hệ buôn bán lâu năm và đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm ổn định. Thêm vào đó, tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở các nước này luôn dương và chi tiêu tiêu dùng luôn ở mức tăng cao.
Đối với thị trường Trung Quốc: Ngành nên chủ động tìm cách tấn công mạnh vào thị trường này, đây là thị trường rất gần Việt Nam về điều kiện địa lý, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể bán được các mặt hàng có phẩm chất tương đối không quá cao giúp giải phóng lượng hàng tồn kho, tăng khả năng quay vòng vốn và từ đó hiệu quả xuất khẩu nhân điều của các doanh nghiệp cũng được nâng lên. Tích cực đeo bám thị trường, giới thiệu những loại hàng mới cùng những chính sách khuyến khích mua.
Với thị trường Úc: đây là thị trường có tính ổn định rất cao. Ngành nên tiếp tục giữ vững những khách hàng đã có với thị trường này. Để thâm nhập thị trường này một cách có hiệu quả thì nên tập trung cho phần chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần tiến hành chủ động trong đàm phán hợp đồng, nhanh chóng thẩm định đối tác và quyết định có nên ký hợp đồng hay không, nếu hợp tác thì phải nhanh chóng xúc tiến dù chỉ vài thùng hàng mẫu.
Tổ chức các hội nghị khách hàng thường niên chất lượng hơn để có thể tìm hiều những khó khăn cũng như những nhu cầu mới của thị trường giúp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Tổ chức phòng ban chuyên trách nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới Với lực lượng nhân sự quản lý mỏng và chất lượng chưa cao như hiện nay, Các doanh nghiệp nên xây dựng một phòng ban mới gồm các nhân viên được tách ra từ phòng kế hoạch nghiệp vụ hiện thời. Nhiệm vụ của phòng này chỉ chuyên trách tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, cung cấp những thông tin về tôn giáo, lối sống, thói quen tiêu dùng, về nhu cầu, thị hiếu và những thông tin về luật pháp, đối thủ cạnh tranh, thuế suất của các thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, sự hài lòng của khách hàng về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng … để có những cải tiến kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt nhất.
Giải pháp này thực hiện bằng cách các doanh nghiệp thường xuyên xem xét dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm ở các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam, xem xét mực độ ổn định trong tăng trưởng nhập khẩu. Trong thời gian tới, ngành điều nên khai thác tốt các thị trường tiềm năng như: Bỉ, Malaysia, Argentina, Indonesia, Algeria. Đây là các thị trường có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD/năm và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá ổn định qua các năm.
Tích cực xâm nhập vào thị trường ASEAN, đây là thị trường có tính ổn định cao do lộ trình thuế quan AFTA đã thực hiện xong. Là cơ hội tốt để gia tăng sản lượng xuất khẩu của ngành đến các thị trường mới này.
Mở rộng quan hệ làm ăn với các nước Châu Phi, dung lượng của thị trường này hoàn toàn không nhỏ, lại không có những tiêu chuẩn về hàng hóa quá cao. Đây cũng là thị trường đầy tiềm năng cho ngành trong tương lai.
Đánh thức nhu cầu ở các thị trường tiềm năng
Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như các lễ hội, hội chợ về hàng nông sản, triển lãm.. được tổ chức hàng năm bởi các cơ quan chức năng có uy tín (Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương, Trung tâm tiếp thị - Triển lãm NN & PTNT thuộc Bộ NN & PTNT). Đó là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, đặt quan hệ làm ăn với các đối tác, khách hàng mới đồng thời có thể giới thiệu thương hiệu đến với người tiêu dùng.
Từng bước áp dụng “thương mại điện tử” vào hoạt động kinh doanh
Để mang lại một hình ảnh mới cho ngành, đẩy mạnh về khâu thương mại quốc tế và giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp trong nganh đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các công việc cần sớm được thực hiện: cập nhật thông tin liên tục, xây dựng quy trình mua bán trực tuyến, quy trình ký hợp đồng trên mạng … nhằm tạo sự dễ dàng hơn trong giao thương quốc tế.
Thị trường trong nước
Năm 2010 đánh dấu thời diểm các DNCBĐ hướng tới thị trường nội địa, đến nay có 10 doanh nghiệp lớn đang đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại để sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước. Tiêu thụ nội địa là góp phần tăng trưởng GDP nước
nhà và giúp mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, phân tán rủi ro (khi giá điều nhân thế giới xuống thấp, ít bị thua lỗ ), gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Với giải pháp này góp phần định hướng các nghiệp quay về thị trường nội địa để không muộn so với sự phát triển chung của toàn ngành và hưởng ứng phong trào “ người Việt dùng hàng Việt”. Để khai thác tốt thị trường trong nước với gần 90 triệu dân, nhất là số người có thu nhập cao tại các thành phố lớn cũng như mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần làm tốt các biện pháp sau:
Đánh vào tâm lý “chất lượng ngoại nhập, giá cả so sánh” cho sản phẩm điều ăn liền chất lượng cao, bởi vì hàng hóa đã và đang được lưu thông một cách rộng rãi ở tất cả các nơi trên thế giới, người tiêu dùng ở Việt Nam có thể dễ dàng so sánh chất lượng cả hai sản phẩm cùng loại của hai quốc gia để đưa ra quyết định mua hàng của mình.
Đa dạng dòng sản phẩm sau nhân điều: sử dụng nhân điều cấp thấp (giá trị xuất khẩu thấp) chế biến các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: bột dinh dưỡng, nhân điều tẩm gia vị, bọc socola,… giá cả hợp lý có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Nhắm vào các đối tượng là người cao tuổi, trẻ em, người có thu nhập trung bình.
Chính sách giá phù hợp: Nên xây dựng mức giá bán phù hợp ở thị trường trong nước, không nên chênh lệch nhiều so với giá nhập khẩu. (Hiện nay, giá 1kg nhân điều xuất khẩu trung bình khoảng 7 USD, nhưng qua chế biến giá bán trong nước lên đến 12 USD)
Đồng bộ hóa chất lượng sản phẩm giữa xuất khẩu và nội địa. Mở rộng mạng lưới phân phối
Các doanh nghiệp nên sử dụng kênh phân phối tốt nhất hiện nay là hệ thống siêu thị bán lẻ, các HTX thương mại … với kênh tiêu thụ này, doanh nghiệp có thể tiến hành phân khúc thị trường một cách chặt chẽ, tăng cường quảng cáo rộng rãi về thương hiệu và chất lượng điều Việt Nam để tạo thêm dấu ấn vào lòng khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên bán những sản phẩm điều đã qua chế biến, tạo thêm hương vị cho các loại điều khác nhau, đóng gói có trọng lượng thích hợp tùy theo phân khúc thị trường. Nếu tiến hành tốt đây sẽ là một trong những kênh quan trọng để tăng doanh số bán cho doanh nghiệp.
Trên mảng bán sỉ trong nước, nên mở rộng liên kết với những doanh nghiệp chế biến sản xuất bán kẹo có quy mô vừa và nhỏ, đó là một trong những kênh quan trọng để Xí nghiệp có thể tiêu thụ những loại điều chất lượng không cao như SP, SS … Đồng thời khi đã có được một lượng khách hàng, thì đây là kênh phân phối rất ổn định và trung thành.
Lợi ích của giải pháp
Nếu ngành điều thực hiện những nội dung như giải pháp đã nêu, sẽ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đồng thời mở rộng thêm những thị trường mới, giảm áp lực phụ thuộc vào các thị trường truyền thống cũng như là giảm thiểu rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái nếu các doanh nghiệp mở rộng cung ứng sản phẩm ở thị trường nội địa.
3.2.4.4Giải pháp nâng cao khả năng thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị
trường
Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nâng cao năng lực thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường, nhận định kịp thời những diễn biến của thị trường, giảm sự phụ thuộc vào kênh phân phối trung gian.
Nội dung của giải pháp
Nắm bắt được những diễn biến của thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc đưa ra những quyết sách kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp thì khả năng trên vẫn còn rất kém. Vì vậy, tác giả xin được đưa ra một số giải pháp để cải thiện khả năng trên nhằm góp phần phát triển ngành như sau:
Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của doanh nghiệp như: thông tin về giá cả sản phẩm, nguyên liệu, thông tin về hệ thống phân phối, khách hàng, thông tin về điều kiện sản xuất, chế biến của các nước …
Thông qua các khách hàng truyền thống để tiến hàng thu thập nắm bắt những thông tin quan trọng, hữu ích phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Liên kết với các DNCBĐ khác nhau và đặc biệt là với Hiệp hội cây điều Việt Nam để trao đổi thông tin nhằm tìm kiếm những thông tin đa dạng hơn cũng như những dự báo, nhận định về thị trường đa chiều hơn.
Trong tình hình thị trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, đây là yế tố góp phần mang lại sự chủ động nhất cho các doanh nghiệp trong ngành.
Nhưng để thực hiện giải pháp cần tốn nhiều chi phí. Trong giải pháp này, yếu tố con người là yếu tố quyết định và đòi hỏi đầu tư tốn kém và lâu dài nhất.
Lợi ích của giải pháp
Có những thông tin và dự báo chính xác hơn hạn chế tình trạng khủng hoảng, thua lỗ như những năm qua. Nắm chắc luật lệ thương mại quốc tế, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh (đàm phán hợp đồng và tranh chấp).