Đặc điểm kỹ thuật

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 44 - 46)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật

Nhân điều là sản phẩm ăn liền có nhiều giá trị dinh dưỡng cao: giàu chất đạm, chất béo, bột đường, muối khoáng và sinh tố. Nhân điều sau khi chế biến dùng làm thực phẩm ăn liền, làm gia vị, làm nhân bánh, kẹo, sô-cô-la hoặc ép lấy dầu chế margarine (bơ thực vật)… hoặc có thể chế biến trộn lẫn với nhiều loại hạt thực phẩm khác thành các món ăn khác nhau với các gia vị đặc trưng của từng vùng.

Nhân điều

Điều rang muối

Điều bọc đường Các loại kẹo điều Puree điều Bở điều Các loại bánh điều

Các sản phẩm chức năng từ điều

Hình 1.2: Các sản phẩm chế biến từ nhân điều (Nguồn: Ghi nhận của tác giả) Ghi chú: Puree điều là nhân hạt điều nghiền nhuyễn sử dụng làm nhân bánh kẹo

Trong 100g hạt điều có chứa 785 calorie, 21% protein, 64% acid béo no và không no, 41% chất đường bột và nhiều chất khoáng vitamin khác. Nhân điều ngoài giá trị dinh dưỡng cao còn là một loại thực phẩm chức năng, có tính chất thực phẩm – dược liệu.

Các quy định về đặc tính, phẩm chất và phân loại nhân điều

Nhân điều ăn được không còn dính dầu vỏ hạt điều và không còn vỏ lụa, mức độ cho phép tỷ lệ nhân còn sót vỏ lụa không quá 1% và đường kính của mảnh vỏ lụa còn sót không quá 1mm (theo TCVN 4850:1998). Các quy định chi tiết như sau:

Màu sắc: màu tự nhiên của nhân hạt điều như vàng, trắng, …

Mùi vị: có mùi thơm đặc trưng của nhân điều, không bị hôi mốc, không có mùi lạ.

Độ ẩm: tính bằng % khối lượng, không lớn hơn 5%. Độ cứng: nhân điều phải giòn, không bị đổ dầu.

Tạp chất: không có tạp chất, không có sâu mọt sống, nấm mốc, không bị nhiễm bẩn do loài gậm nhấm …

Nhân hạt điều được phân loại thành các phẩm cấp khác nhau. Trong đó có thể chia làm 6 loại như sau: 1/Nhân nguyên trắng (WW320, WW240…) là nhân phải

no tròn, có màu trắng và trắng ngà, không bị sứt mẻ, không bị vết dao gọt. 2/Nhân nguyên nám (DW, DDW…) là nhân phải no tròn, nhưng bị nám. 3/Nhân bể góc (WB, SB…) là nhân bị bể một phần nhỏ ở 2 đầu nhân điều. 4/Nhân bể đôi (WB, SS…) là nhân bể đôi theo chiều dọc của nhân, không bị sót nhân bể đôi mà teo lép, nhăn, hư, sót vỏ. 5/Nhân bể lớn, bể nhỏ (LP, SP…). 6/Nhân bị teo lép (TP, SK…) là nhân bị teo lép, nhăn, hư…

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(216 trang)
w