CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT – KINH DOANH ĐIỀU 1.1 Đặc điểm cây điều

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 43 - 44)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT – KINH DOANH ĐIỀU 1.1 Đặc điểm cây điều

1.1 Đặc điểm cây điều

Cây điều có tên khoa học là Anacardium Occidental L (Cassuvium pomiferum Lamk) thuộc họ thực vật Anacardiqua. Tên thương mại là Cashew Tree, ngoài ra còn có các tên khác như Raju (Ấn Độ), Kashu (Hà Lan), Swai chanti (Campuchia), cây điều hay “đào lộn hột” (Việt Nam)…gọi là “đào lộn hột” vì trái điều có hột lộn ra ngoài. Về Phương diện thực vật học, hạt điều chính là quả điều còn phần có hình dạng phình to mà ta gọi là quả chỉ là quả giả (false fruit) do cuống quả phình to mà thành. Trái điều gồm có ba phần:

Hình 1.1: Hình quả điều (Nguồn: Internet)

Cuống quả phình to: thường được gọi nhầm là quả, khi chín có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm, có chứa vitamin B1, ribotlavin và một hàm lượng cao vitamin C. Vitamin C trong thịt cuống quả cao gấp 10 lầntrong quả chuối và 5 lần trong quả chanh, cam. Ngoài ra còn chúa một lượng nhỏ các muối vô cơ như: canxi, photpho, sắt.

Quả điều (sau đây gọi là hạt điều): là nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu. Một tấn hạt điều khô thường chế biến được khoảng 220 kg nhân điều và 120 kg dầu vỏ hạt điều. Hạt điều bao gồm: vỏ cứng, vỏ lụa và phần nhân. Nhân điều chiếm khoảng 30% trọng lượng quả, là phần có giá trị kinh tế cao nhất của quả điều. Vỏ cứng là nguyên liệu chế biến dầu hạt điều, dày khoảng 0,4 cm, chiếm khoảng 70% trọng lượng hạt điều, có ba lớp: lớp vỏ ngoài dai và láng, lớp vỏ giữa xốp như bọt biển chứa dầu vỏ hạt điều. lớp vỏ trong rấy cứng. Dầu

vỏ hạt điều dùng để chế vecni, sử dụng trong công nghiệp đóng tàu, làm sơn chống sét, chống thấm, hay thay cho son tatrong công nghệ sơn mài.

Quả điều chứa nhiều vitamin B1, B2 và C. Quả điều có thể ăn sống, nấu canh chua hay có thể chế biến thành tinh dầu chuối, nước giải khát, rượu dấm, mứt, ép lấy nước làm sirô nguyên chất hay đem cô đặc đóng hộp. Rượu quả điều có tính giải nhiệt, làm lợi tiểu và chữa viêm họng. Nước quả điều pha với sunfat sắt có thể dùng để nhuộm tóc đen. Gỗ cây điều được dung làm nội thất.

Điều là cây có chu kì kinh tế dài 30-40 năm nhưng thời gian kiến thiết cơ bản vườn cây lại tương đối ngắn 2-3 năm neứ trồng bằng điều ghép và 4-5 năm nếu trồng bằng hạt. Thời gian kiến thiết này của cây điều ngắn hơn so với cao su, cà phê…đây là ưu điểm của cây điều vì suất đầu tư trồng mới thấp thì thời gian thu hồi vốn nhanh.

Cây điều ở Việt Nam một thời được gọi là “cây xóa đói giảm nghèo” của nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vì đặc tính dễ trồng không kén đất, chịu hạn tốt, mức đầu tư thấp và đầu ra luôn được đảm bảo. Ngày nay cây điều đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Đắc Nông… vì mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động phổ thông và làm tăng giá trị kinh tế cho ngành điều cả nước.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(216 trang)
w