Các yếu tố chính trị và chính phủ Ổn định chính trị

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 103 - 104)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

2.2.1.4 Các yếu tố chính trị và chính phủ Ổn định chính trị

Ổn định chính trị

Việt Nam được xem là nước có sự ổn định chính trị và an ninh nhất trong khu vực. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển tốt nhất trên tiêu chí công bằng – bình đẳng và minh bạch. Điều này tác động lớn đến tâm lý an tâm và mạnh dạn đầu tư của các doanh nghiệp. Đơn cử là các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng có xu hướng mở rộng phạm vi và đặ nhà máy ở Việt Nam.

Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước

Ngành chế biến hạt điều là một trong những lĩnh vực chế biến ưu tiên phát triển được Bộ NN và PTNT khởi thảo và đưa vào trong đề án Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000-2020. Ngành điều cũng được Chính phủ ban hành một loại chính sách ưu đãi như: các doanh nghiệp làm điều được vay vốn từ quỹ hỗ trợ quốc gia, miễn thuế xuất khẩu, miễn giảm thuế nông nghiệp, ưu đãi đầu tư … Ngoài ra, Chính phủ cũng đang tạo điều kiện thuận lợi để giúp các DNCBĐ phát triển nhanh hơn nữa bao gồm cho vay ưu đãi và miễn thuế cho các nhà xuất khẩu nhân điều và nhập khẩu điều thô ở nước ngoài.

Để hỗ trợ các DNCBĐ xuất khẩu khai thác thị trường, Bộ thương mại mà cụ thể là Cục xúc tiến thương mại thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ thị ban hành ngày 22/3/2002 về việc thành lập thí điểm 3 trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ, Dubai, Nga. Đây cũng là điều kiện để các DNCBĐ xuất khẩu có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình tại nước ngoài dễ dàng và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại còn thấp, chưa ngang tầm với giá trị mang lại, phần lớn là các doanh nghiệp phải tự chủ tài chính.

Bộ NN và PTNT cũng đã có dự án phát triển giống điều với kinh phí trên 25 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đã có kinh phí cho đề tài xử lý hạt điều sau thu hoạch. Từ năm 2004-2008, nhà nước và tất cả DNCBĐ đã đầu tư khoảng 50 tỷ cho cây điều nhưng chủ yếu tập trung ở khâu nghiên cứu giống mới.

Việc thành lập hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) theo quyết định 346/NN- TTCB/QĐ ngày 29/11/1990 là cơ sở để các hội viên tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh điểu, cùng góp tiếng nói với Chính phủ trong phát triển ngành, xúc tiến thương mại, tổ chức lễ hội … và phục vụ sản xuất kinh doanh của hội viên và doanh nghiệp.

Văn bản pháp lý

Văn bản quan trọng nhất mang tính định hướng của Chính phủ đối với sự phát triển của toàn ngành điều là Quyết định số 39/2007/QĐ – BNN ngày 2/5/2007 của Bộ NN và PTNT về “Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tạo ra các vùng chuyên canh điều và tập trung vào các giải pháp: ổn định vùng nguyên liệu, xúc tiến mở rộng thị trường, các chính sách hỗ trợ về tài chính – tín dụng, khoa học công nghệ và hợp tác đầu tư với nước ngoài.

2.2.2 Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(216 trang)
w