IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/
5 Bốc ục của đề tà
2.1.1.3 Năng lực công nghệ chế biến Trình độ công nghệ
Trình độ công nghệ
Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành đang sử dụng “công nghệ chao dầu” và “công nghệ hấp bằng hơi nước bão hòa” để chế biến nhân điều. Công nghệ chao dầu là công nghệ của Khoa Cơ Khí thuộc Đại học Bách Khoa TPHCM – nơi cung cấp công nghệ cho đa số các nhà máy điều tại Việt Nam. Công nghệ này thì phù hợp với thực tiễn của Xí nghiệp vào thời điểm năm 1998 như về trình độ lao động, vốn đầu tư, giá thành sản phẩm thấp. Công nghệ chao dầu có ưu điểm dễ cách tách, năng suất cách tách vỏ và bóc vỏ lụa cao, bề mặt nhân chế biến mịn đẹp… Nhưng gây ô nhiễm môi trường do hơi dầu thải ra. Do đó, các doanh nghiệp phải tìm hướng đổi mới công nghệ chao dầu bằng công nghệ hấp hơi nước và cơ giới hóa 3 khâu (bóc vỏ lụa, cắt tách vỏ cứng, phân loại sản phẩm). Đây là mô hình áp dụng kỹ thuật có hiệu quả, nâng cao và ổn định chất lượng nhân điều xuất khẩu, giúp nâng tiền lương – cải thiện điều kiện người lao động, do chi phí sản xuất giảm và năng suất tăng.
Với kim ngạch xuất khẩu lớn và tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp lại gặp khó khăn do quy trình công nghệ chế biến còn quá yếu và bất hợp lý. Công nghệ chế biến điều còn ở mức thủ công, người lao động trong các khâu sản xuất còn nhiều (hầu hết một số khâu trong số 13 công đoạn chế biến đều sử dụng nhiều lao động phổ thông, đặc biệt là giai đoạn cắt tách hạt). Trong khi nhân công không còn dư thừa như mười mấy năm về trước. Việc cải tiến công nghệ là việc làm tất yếu
trước nguy cơ đóng cửa do không thể có đủ lao động. Mặc dù lao động nước ta dồi dào nhưng không phải là không có hạn chế và cũng không phải dành riêng cho ngành công nghiệp chế biến điều.
Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là làm sao tăng cao tỷ lệ cơ giới hóa tự động trong chế biến nhằm giảm áp lực về nhân công lao dộng và nâng cao năng suất chế biến. Hiện tại, 3 khâu sản xuất vẫn cần tới nhiều nhân công nhất là cắt tách nhân khỏi vỏ, bóc tách vỏ lụa và phân loại. Khâu cắt tách đã được thực hiện bằng cơ khí (dùng dao định hình), nhưng vẫn phải cần nhiều nhân công, năng suất lao động vẫn thấp: mỗi công nhân chỉ cắt trung bình 40-80 kg/ngày. Các khâu bóc vỏ lụa và phân loại hầu như thực hiện bằng phương pháp thủ công, năng suất cũng rất thấp. Nếu như cơ giới hóa được 3 khâu này thì Xí nghiệp sẽ không còn lo lắng về nhân công nữa.
Đánh giá chung công nghệ sản xuất của một số doanh nghiệp trong ngành về công nghệ chao dầu:
“Công nghệ chao dầu” đã lạc hậu, máy móc thiết bị thô sơ đa số đã khấu hao hết 90% làm hạn chế khả năng sản xuất. Do nhược điểm của công nghệ này là gây ô nhiễm môi trường nên làm tốn kém nhiều tài chính cho chi phí xử lý môi trường (chi phí xây dựng ống khói lò sấp cao, xây dựng hệ thống kênh thoát nước thải ngâm - ủ và chi phí kiểm định về an toàn môi trường …).
Công nghệ sản xuất chủ yếu là chế biến nhân điều sơ chế, không có công nghệ đa dạng hóa sản phẩm từ nhân điều để chế biến thành các sản phẩm sau nhân như: bánh kẹo nhân điều, điều rang muối, bọc đường, chiên bơ … hay để tận dụng các phụ phẩm từ cây điều như thân cây làm gỗ, trái điều làm nước ép … Vì vậy giá trị gia tăng của sản phẩm không nhiều và năng lực cạnh tranh thường thấp.
Công suất chế biến
Tổng công suất chế biến của ngành hàng năm là 744 ngàn tấn nguyên liệu, tương đương 193 ngàn tấn nhân điều. Nếu chia trung bình cho khoảng 273 doanh nghiệp trong ngành thì mỗi doanh nghiệp chỉ sản xuất khoảng gần 3 ngàn tấn/năm (2,725 tấn). Rõ ràng công suất chế biến của ngành như thế là còn thấp so với nhu cầu tiêu
Khả năng nghiên cứu, ứng dụng Khoa học Công nghệ vào khâu chế
biến của ngành
Hoạt động đầu tư nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ vào sản xuất của các doanh nghiệp chưa được chú trọng. Chi phí cho nghiên cứu không đáng kể so với doanh thu hàng năm. Công tác nghiên cứu trang thiết bị mới, hiện đại không có mà chỉ dừng lại và chấp nhận công nghệ hiện có. Việc hạn chế đầu tư công nghệ làm giá trị gia tăng của hạt điều không cao, sức cạnh tranh của ngành thấp so với các ngành khác. Trước sự phát triển của Khoa học Công nghệ mặc dù các doanh nghiệp vẫn ý thức được tầm quan trọng của công nghệ nhưng vẫn chưa thay đổi công nghệ.