IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/
5 Bốc ục của đề tà
1.4.2.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Mối quan hệ giữa các yếu tố được phản ánh theo hình sau:
CÁC ĐỐI THỦ TIỀM ẨN MỚI Khả năng thương lượng
của nhà cung cấp NHÀ CUNG CẤP Nguy cơ do các sản phẩm và dịch vụ thay thế Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong
Khả năng thương lượng của người mua
NGƯỜI MUA
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới SẢN PHẨM THAY THẾ
Hình 1.4: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Chiến lược và chính sách kinh doanh)
Khách hàng: Khách hàng là vấn đề sống còn và có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ quá trình kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp. Do đó cần phải nghiên cứu, phân tích kỹ từng đối tượng khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác đó là khả năng khai thác thị trường của một doanh nghiệp. Ngoài ra, sự trung thành của khách hàng cũng là một lợi thế cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, lòng trung thành được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu mà doanh nghiệp mang đến cho họ.
Đối thủ cạnh tranh: Hiều biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để giành lấy nguồn nguyên liệu và thị phần kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhà cung ứng: Đó là các nhà cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ. Ảnh hưởng của yếu tố này đến doanh nghiệp biểu thị qua sự tăng giá, giảm chất lượng hoặc giảm các dịch vụ đi kèm. Những hành vi của họ đều làm giảm lợi nhuận và
giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh nhân điều nguồn nguyên liệu đầu vào là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, nhà cung ứng nguyên liệu sẽ là yếu tố môi trường không thể không đề cập đến khi đưa ra các giải pháp để duy trì và nâng cao năng lực thu mua cho DNCBĐ.
Sản phẩm thay thế: Nhân điều là sản phẩm ăn liền có nhiều giá trị dinh dưỡng cao thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trên thị trường nhưng không phải là duy nhất. Do tính linh hoạt của người tiêu dùng khi giá nhân điều tăng cao, người tiêu dùng có thể thay thế bằng các sản phẩm khác cùng loại và tường đồng chất lượng.
Đối thủ tiềm ẩn: Thị trường càng hấp dẫn, khả năng sinh lợi cao, chi phí gia nhập ngành thấp sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới. Doanh nghiệp có những giải pháp đề phòng các đối thủ cạnh tranh này tuy xuất hiện muộn nhưng thường có nguồn lực dồi dào, lại có kinh nghiệm. Khi họ đã xuất hiện thì họ sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp trên 3 mặt sau:
- Giành giật thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. - Tranh mua nguyên liệu với doanh nghiệp bằng những chính sách mềm dẻo, hấp dẫn hơn.
- Lôi kéo lực lượng lao động có trình độ và tay nghề giỏi bằng các chính sách đãi ngộ hấp dẫn.