Các yếu tố bên trong ngành điều 1 Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 72 - 76)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

2.1.1 Các yếu tố bên trong ngành điều 1 Nguồn nhân lực

2.1.1.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thể nói là điểm mạnh của ngành, với đội ngũ lao động trải dài từ những vùng nông thôn đến khu dân cư, nguồn lao động nhàn rỗi…không đòi hỏi phải đào tạo nhiều. Cán bộ quản lý, những người chủ doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có nhiều tâm huyết với sự phát triển của cây điều. Trong đó, Hiệp Hội Cây Điều Việt Nam (Vinacas) là cơ quan đại diện cho ngành điều Việt Nam, với những nhà lãnh đạo có tham niên trong ngành và thành công lớn trên góc độ doanh nghiệp của họ.

Bảng 2.1: Tình hình lao động trong ngành điều đến 31/12/2010

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Cán bộ quản lý và nhân viên

Qua số liệu bảng trên, đến 31/12/2010 số lao động của ngành phân bổ như sau: cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng chiếm 7.96% số lao động trong một

DNCBĐ còn lại là công nhân sản xuất chiếm 92.04%. Trình độ nhân viên ở bậc trên cao đẳng chiếm 5.89% là tương đối thấp, làm hạn chế việc tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặt biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu,

Khu Vực Tên Công Ty Tổng lao động Cơ cấu nhân viên Trình độ Khu Vực Tên Công Ty Tổng lao

nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới. Nhưng nhìn chung, lực lượng lao động này đã đáp ứng tốt các yêu cầu, chất lượng công việc đặt ra.

Lao động trực tiếp sản xuất

Để thực hiện sản xuất chế biến nhân điều đòi hỏi rất nhiều lao động thủ công, trong đó khâu tách vỏ cứng, cạo vỏ lụa và phân loại chiếm tới trên 60%. Vì vậy năng suất sản xuất của ngành phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề người công nhân. Theo bảng ở trên, số lượng công nhân sản xuất trực tiếp chiếm hơn 90%, trình độ lao động ở mức phổ thông là đa số. Do lao động trực tiếp không đòi hỏi có trình độ cao, chỉ cần sự lành nghề, chuyên môn vững, khéo léo, nhanh nhẹn và thành thạo công việc, mà điều đó đội ngũ lao động ngành hoàn toàn đáp ứng được con người Việt Nam vốn tận tụy và khéo léo, đó là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn 2011 – 2020.

Thu nhập lao động

Bảng 2.2: Tình hình thu nhập của công nhân sản xuất từ 2007-2010

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Mức lương hiện tại của ngành là 2,55 triệu đồng / tháng, mức lương này nằm trong ngưỡng trung bình và thấp hơn so với các ngành khác. Tuy tiền lương qua các năm đã tăng trung bình 15.7% so với năm 2007 nhưng vẫn còn rất thấp nên toàn ngành đang gặp một số khó khăn trong việc giữ chân được người lao động. Thêm vào đó do công việc cũng không hấp dẫn như điều kiện lao động không tốt, ô nhiễm … Vì vậy bên cạnh mức lương, ngành điều cần chú trọng nhiều hơn đến các yếu tố khác để giữ chân và tạo sự gắn bó lâu dài nơi người lao động như điều kiện sinh sống, chế độ làm việc, mức độ trợ cấp và đặc biệt là mọi thành viên đều được tôn trọng, có cơ hội phát triển như nhau.

Những nguyên nhân khó khăn trong việc tuyển dụng lao động Năm

20072008 2008 2009

2010

Thu nhập bình quân của công nhân sản xuất (triệu đồng/tháng)

Những năm trở lại đây sự khan hiếm lao động trong ngành điều ngày càng cao do nhiều khu công nghiệp ra đời, nhiều ngành hàng khác phát triển mạnh…nên có sự cạnh tranh lao động giữa ngành điều với các ngành khác. Nhưng lợi thế đặc thù của mình về lao động nhàn rỗi và lao động nông thôn, nguồn lao động tại chổ dồi dào, có tay nghề, phần nào hạn chế được tình trạng thiếu nhân công sản xuất khi vào mùa vụ hạt điều. Nhìn chung, công tác tuyển dụng công nhân còn gặp một số khó khăn như sau:

Hình 2.4: Nguyên nhân thiếu lao động trong ngành điều

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Như biểu đồ trên, khó khăn nhất trong khâu tuyển dụng là do thiếu lao động có tay nghề trên thị trường chiếm 48%, do hầu hết bị hút về những thành phố lớn, cụm công nghiệp đa ngành nghề… nơi có điều kiện, mức sống và chất lượng cuộc sống cao hơn. Mặt khác, 38% là do công việc không hấp dẫn với người lao động khi không tạo được mức thu nhập ổn định, nguy cơ mất việc cũng rất cao do công việc mang tính thời vụ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của ngành

Một thực tế phải nhìn nhận là việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là thực trạng trên toàn ngành, do đặc thù về lao động của ngành không đòi hỏi phải thật sự am hiểu công nghệ… chỉ cần lành nghề , nhanh nhẹn… nên các doanh nghiệp trong ngành chưa chú trọng đến đào tạo nghiệp vụ cho công nhân, chỉ một số ít doanh nghiệp trích quỹ công ty mình để đào tạo cho cán bộ quản lý, tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành …do chính doanh nghiệp trong

ngành tổ chức hoặc phối hợp với các trường đại học, các tổ chuyên ngành khác như VCCI…

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(216 trang)
w