Định hướng phát triển của ngành điều Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 112 - 113)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

3.1.1 Định hướng phát triển của ngành điều Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển

Phát triển ngành hàng điều trở thành nông sản xuất khẩu quan trọng có lợi thế cạnh tranh cao và tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Phát triển sản xuất và chế biến điều phải luôn gắn với bảo vệ môi trường; thực tế cho thấy trồng và chăm sóc điều đúng quy trình kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, ngăn chặn nguy cơ xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất.

Áp dụng công nghệ tiên tiến, thâm canh tăng năng suất chất lượng hạt điều và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện địa hóa ngành điều đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm từ điều cần đạt 100% các công đoạn sử dụng bằng máy với công nghệ tự động hóa.

Phát triển ngành hàng điều toàn diện theo chuỗi giá trị gia tăng đối với các sản phẩm được chế biến từ gỗ, củi, vỏ hạt, quả và nhân điều nhằm tận dụng triệt để các nguyên liệu từ cây điều. Qua đó gia tăng giá trị, hiệu quả và sức cạnh tranh cho cây điều, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa chế biến từ điều. Huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế bằng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành hàng điều bền vững, chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

Mục tiêu phát triển

Xây dựng ngành điều phát triển bền vững, luôn duy trì vị trí số 1 thế giới về số lượng, giá trị, thị phần nhân điều qua chế biến và buôn bán trên thị trường thế giới với sức cạnh tranh cao.

Định hướng phát triển

Phát triển trồng điều:

Tập trung đầu tư cải tạo vườn điều, áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất đối với diện tích điều hiện có, tiến hành trồng xen canh dưới tán điều (ca cao, gừng,

nghệ…) nhằm gia tăng giá trị và thu nhập, hạn chế việc chặt điều chuyển sang cây trồng khác. Dự kiến diện tích trồng điều đến năm 2015 là 315-350 ngàn ha và đến năm 2020 là 300-330 ngàn ha (theo Tờ trình chính phủ số 25/2011/TTr-HHĐ).

Chỉ tiếp tục duy trì phát triển cây điều trên các vùng đất có điều kiện sinh thái thích hợp, cho phép áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất đem lại hiệu quả. Không trồng điều chỉ với mục đích phòng hộ. Địa bàn trồng điều tập trung là: Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu), vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Công nghiệp chế biến điều:

Trong 10 năm (2011 - 2020) tập trung đổi mới dây chuyền thiết bị với công nghệ hiện đại hóa. Công nghệ chế biến theo hướng cơ khí hóa và tự động hóa.

Đa dạng hóa các sản phẩm từ công nghiệp chế biến điều: Ván ép gỗ và vỏ hạt điều, dầu điều, rượu điều, các sản phẩm ăn liền từ nhân điều đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

100% công đoạn chế biến điều bằng máy, 100% cơ sở chế biến hạt điều được xử lý bằng công nghệ thân thiện với môi trường …

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(216 trang)
w