Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 76 - 78)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

2.1.1.2 Năng lực tài chính

“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Nói đến kinh doanh không thể không nói đến vốn, riêng với DNCBĐ xuất khẩu thì nhu cầu vốn là rất lớn vào thời điểm thu mua nguyên liệu dự trữ (từ tháng 3 – tháng 6 hàng năm) phục vụ cho sản xuất chế biến cả năm. Vì vậy trong phạm vi đề tài này xin được đề cập đến hai bộ phận cơ bản của vốn là: quy mô vốn và vốn huy động. Sau cùng, phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy mô vốn của ngành điều Bảng 2.3: Quy mô vốn của ngành điều ĐVT: tỷ đồng Nguồn: khảo sát của tác giả Khu vực Tên Công ty Vốn điều lệ (VĐL) Vốn kinh doanh Vốn vay (VV) Tỉ lệ (%) VĐL/VV Long An Tanimex 32 600 568 5.63 Long An Lafooco 81.18 528.48

Theo bảng số liệu trên có thể nói quy mô vốn của ngành tương đối thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh hàng năm với tỉ lệ vốn vay trên vốn điều lệ là 24.47%, sự yếu kém về vốn của ngành là do sản phẩm hạt điều mang tính mùa vụ, các doanh nghiệp trong ngành cần số vốn lớn để thu mua nguyên liệu dự trữ sản xuất, và khi qua vụ thu mua họ sẽ thu hồi vốn bằng cách bán sản phẩm sản xuất được. Tuy nhiên, với nguồn vốn thấp hơn rất nhiều so với vốn kinh doanh doanh như vậy cũng gây cho các doanh nghiệp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn khi mùa vụ đến điều này ảnh hưởng lớn đến sản lượng xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Khả năng huy động vốn

Đa phần các doanh nghiệp đầu ngành là những doanh nghiệp nhà nước hay nước ngoài. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước với những chính sách ưu tiên riêng, đồng thời lợi nhuận khả dụng của ngành tương đối lớn nên các Ngân hàng sẵn sàng cho vay có kiểm soát để các doanh nghiệp có khả năng thu mua nguyên liệu cho sản xuất.

Như đã phân tích ở trên, do quy mô vốn quá nhỏ so với nhu cầu vốn kinh doanh nên hàng năm các doanh nghiệp trong ngành phải vay thêm từ ngân hàng hơn 70% vốn đăng kí điều lệ để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành. Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều thiếu vốn. Vì vậy, vay vốn cho hoạt động kinh doanh là tất yếu nhưng vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải sử dụng tốt nguồn vốn vay để nó là một đòn bẩy quan trọng đưa đơn vị mình phát triển nhanh nhất. Tình hình huy động vốn hiện nay của nhiều doanh nghiệp trong ngành còn gặp nhiều khó khăn mặc dù là đã có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Nguyên nhân là do: 1/ Thủ tục vay vốn ngân hàng qua khá nhiều công đoạn nên các doanh nghiệp không thể chủ động thu gom điều khi mùa vụ thu hoạch đến. Sau khi nguồn vốn đã sẵn sàng thì thị trường điều thô đã biến động với xu hướng bất lợi cho doanh nghiệp. 2/ Yêu cầu có tài sản thế chấp mà các tài sản, nhà xưởng hiện nay của đa số các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn do nhà xưởng

nằm ở những khu vực giá trị thấp về địa chính, máy móc thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu.

Ngoài ra, còn có nhiều bất cập từ phía các ngân hàng làm cho dòng vốn chảy về các doanh nghiệp thêm khó khăn. Chẳng hạn như, cây điều cho thu hoạch trong 3 tháng nhưng các doanh nghiệp phải mua dữ trữ để sản xuất cho cả năm, nhưng ngân hàng thì chỉ hạn định cho vay với ngành điều là 3 tháng hoặc 6 tháng. Trước tình hình khó khăn trên, trong quá trình huy động vốn, các doanh nghiệp thường dùng tất cả những gì có thể để thế chấp và vay vốn từ ngân hàng.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(216 trang)
w