Đặc điểm kinh doanh ngành điều

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 48 - 49)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

1.3 Đặc điểm kinh doanh ngành điều

Ngành công nghiệp chế biến điều là một ngành gia công cần nhiều lao động và ít vốn đầu tư. Do hàng rào hội nhập thấp, cho nên với mức lợi nhuận cận biên cao đã thu hút nhiều doanh nghiệp mới tham gia và ngành, cũng như kích thích các doanh nghiệp hiện có mở rộng quy mô sản xuất. Thực tế cho thấy ở nước ta trong năm 1990 cả nước mới chỉ có 16 nhà máy chế biến điều với tổng công suất chế biến là 14.000 tấn hạt điều nguyên liệu /năm.

Hạt điều nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp trồng trọt. Sản phẩm của ngành này mang tính thời vụ, sản lượng dễ bị thay đổi do những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng trọt như thời tiết, khí hậu … cũng như chu trình sinh trưởng của cây. Vì vậy nguyên liệu đầu vào của các DNCBĐ thường không ổn định và ngày càng trở nên thiếu hụt.

Mức độ cạnh tranh trong ngành điều ngày càng cao, cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, cạnh tranh về thị phần … tình hình này sẽ đẩy các DNCBĐ vào tình thế bị sức ép từ hai phía: nhà cung ứng hạt điều nguyên liệu và nhà tiêu thụ nhân

điều. Ngay trong nội bộ ngành cũng có rất nhiều doanh nghiệp canh tranh ác liệt với nhau, chưa có sự thống nhất về giá mua nguyên liệu cũng như là giá bán thành phẩm, chưa có doanh nghiệp nào có khả năng đủ lớn để đứng ra chi phối được các doanh nghiệp còn lại trong ngành kể cả vai trò của Vinacas.

Các DNCBĐ đang chịu áp lực về vấn đề nhân công, chi phí lao động tăng cao. Trong các công đoạn chế biến nhân điều có đến 3 công đoạn cần nhiều lao động phổ thông: tách hạt, bóc vỏ lụa, phân loại. Nếu như những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, việc ra đời của hàng loạt nhà máy chế biến điều xuất khẩu đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động dư thừa thì trong mấy năm trở lại đây tình hình đã khác. Do công việc cực nhọc, môi trường làm việc ô nhiễm, thu nhập không cao so với nhiều ngành công nghiệp khác đang phát triển mạnh mẽ, nên số lượng người lao động làm việc ở các nhà máy chế biến điều ngày càng giảm, đặc biệt là các nhà máy ở miền Đông Nam Bộ.

Công nghệ chế biến điều của Việt Nam có thể nói là rất bài bản so với các nước khác, nhưng lại thiếu sự hợp lý. Ngành chế biến điều nhất là ở nước ta, chủ yếu là xuất khẩu ở dạng bán thành phẩm. Các phụ phẩm như vỏ hạt điều, thị quả điều chưa được tận dụng tốt để làm ra các sản phẩm khác nên hiệu quả kinh tế của các nhà máy chưa cao.

Vốn để mua điều nguyên liệu dự trữ của các doanh nghiệp hàng năm thường là vấn đề nan giải. Một trong những kênh huy động vốn chính của các doanh nghiệp là các ngân hàng, nhưng bản thân các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của họ.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(216 trang)
w