Lựa chọn giải pháp qua ma trận QSPM

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 119 - 120)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/3/

5 Bốc ục của đề tà

3.2.3 Lựa chọn giải pháp qua ma trận QSPM

Từ kết quả ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT và sau khi thảo luận lấy ý kiến ban lãnh đạo Hiệp Hội điều Việt Nam, các chuyên gia trong ngành sản xuất kinh doanh điều và quá trình nghiên cứu của tác giả, chúng tôi lập bảng ma trận giải pháp có thể định lượng (QSPM) cho từng nhóm giải pháp có thể thay thế như sau:

Nhận xét: Qua ma trận QSPM chúng ta có thể rút ra các nhận xét sau:

Ma trận QSPM nhóm SO: với 2 giải pháp lựa chọn, ta thấy giải pháp thâm nhập và mở rộng thị trường có tổng số điểm hấp dẫn là 206 cao hơn giải pháp phát triển sản phẩm mới có tổng số điểm là 154. Do đó giải pháp lựa chọn là giải pháp thâm nhập và mở rộng thị trường.

Ma trận QSPM nhóm ST: với 2 giải pháp lựa chọn, ta thấy giải pháp đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong đó bao gồm nâng cao năng lực thu mua và liên kết chặt với người trồng điều có tổng số điểm hấp dẫn là 208 cao hơn giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm có tổng điểm là 191. Do đó giải pháp lựa chọn là giải pháp đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.

Ma trận QSPM nhóm WO: với 3 giải pháp lựa chọn, ta thấy giải pháp nâng cao năng lực tài chính có tổng số điểm hấp dẫn là 216 cao hơn giải pháp cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất có tổng điểm là 182 và giải pháp nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại có tổng điểm là 158. Do đó giải pháp lựa chọn là giải pháp nâng cao năng lực tài chính và giải pháp cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.

Ma trận QSPM nhóm WT: với 3 giải pháp lựa chọn, ta thấy giải pháp nâng cao khả năng thu thập thông tin, dự báo có tổng điểm hấp dẫn là 200 cao hơn giải pháp tăng tỷ lệ tự động hóa trong sản xuất và giải pháp mua lại các DNCBĐ nhỏ có cùng tổng điểm là 161. Do đó, giải pháp lựa chọn là giải pháp nâng cao khả năng thu thập thông tin, dự báo. Đồng thời giải pháp tăng tỷ lệ tự động hóa trong sản xuất

và mua lại các DNCBĐ nhỏ cũng được lựa chọn, nội dung của nó được thể hiện trong cùng với giải pháp cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất. Như vậy các giải pháp được lựa chọn với số điểm hấp dẫn tương ứng như sau:

Bảng 3.5: Giải pháp lựa chọn và điểm hấp dẫn của các giải pháp

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH điều VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w