Báo cáo thu lãi chậm nộp
2.2.2.1. Những thuận lợ
Công tác BHXH trên địa bàn được tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp tổ chức thực hiện, đặc biệt khi có chị thị số 15/CT-TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị, việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực thúc đẩy các mặt hoạt động BHXH.
-Tình hình kinh tế của địa phương trong các năm vừa qua có sự tăng trưởng
cao, các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề truyền thống ngày cảng được mở rộng và phát triển nhanh. Một số doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động tiếp tục được mở rộng và đầu tư vào địa bàn tỉnh, tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động, số lao động có việc làm và tham gia BHXH ngày càng gia tăng. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 và trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.
2.2.2.2. Khó khăn
Thứ nhất, về quản lý đối tượng, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về lao
động, như Sở lao động - Thương binh và Xã hội, phòng lao động- Thương binh và Xã hội các huyện, thị, thành phố và cơ quan BHXH không nắm được số đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, do việc thống kê, quản lý của mỗi sở,
ngành về lao động theo những tiêu chí khác nhau; Cơ chế xác định đối tượng thuộc diện bắt buộc theo qui định của pháp luật còn thiếu đồng bộ giữa các ngành.
Thứ hai, BHXH tỉnh không đủ nhân lực để đi khai thác đối tượng bắt buộc;
thẩm quyền còn bị hạn chế trong kiểm tra, đôn đốc theo quy định của Luật BHXH.
Thứ ba, số lượng đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng phải đăng ký thang
bảng lương quá lớn, ảnh hưởng đến việc kiểm tra, kiểm soát của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; nhiều đơn vị Sử dụng lao động không xây dựng và đăng ký tiền lương với cơ quan quản lý ở địa phương, nên việc quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH rất khó khăn.
Thứ tư, chế tài xử phạt vi phạm luật BHXH còn nhẹ dẫn đến nhiều đơn vị cố
tình chây ỳ, lạm dụng quỹ BHXH lớn dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH ngày càng gia tăng; công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan về thực hiện chính sách pháp luật BHXH cịn hạn chế, xử lý còn chưa kịp thời do số cán bộ thanh tra cịn ít, việc chấp hành các kết luận sau thanh tra cịn chậm, chưa dứt điểm.
Thứ năm, tình trạng vi phạm Luật lao động, Luật BHXH của các chủ sử dụng
lao động còn diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là khu vực kinh tế ngồi quốc doanh, khơng ít các doanh nghiệp có sử dụng lao động nhưng khơng ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động thì chỉ ký hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng hoặc hợp đồng vụ việc để trốn đóng BHXH cho người lao động; quản lý hoạt động của các doanh nghiệp sau cấp phép đầu tư còn nhiều bất cập, chưa kiểm sốt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau khi đã được cấp phép đầu tư (doanh nghiệp hoạt động khơng hoạt động; phá sản…) đó là những khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong khâu tổ chức, thực hiện luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Về phía người lao động, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, do sức ép về việc làm và thu nhập nên chưa mạnh dạn đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của mình nên dễ bị chủ doanh nghiệp lợi dụng.
Thứ sáu, trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân phát triển
mạnh nhưng nhỏ về quy mô và thiếu ổn định. Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình khơng ký hợp đồng lao động, khơng đăng ký sử dụng lao động; tình trạng mượn tên, thuê trụ sở tạm thời để đúng tên thành lập Cơng ty… cịn phổ biến nên nhiều đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH.
Hơn nưa cơ quan BHXH thiếu thơng tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn nên việc tổ chức triển khai gặp rất nhiều khó khăn.