Vấn đề trốn đóng bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

Đơn vị: triệu đồng

2.3.3.2. Vấn đề trốn đóng bảo hiểm xã hộ

a) Đánh giá thực trạng:

Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào hồn cảnh khó khăn mà ảnh hưởng trực tiếp là một bộ phận người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Chính vì lý do đó mà nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để cho thôi việc hàng loạt lao động, đồng thời cũng lại đăng tin tuyển dụng lao động vào làm việc mới để trả mức lương thấp hơn. Đây thực chất là một hình thức “lách luật” để trốn đóng BHXH cho người lao động. Có thể nói đây là một kẽ hở rất lớn của pháp luật Lao động và pháp luật BHXH.

Từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, tình hình cắt giảm lao động của các doanh nghiệp diễn ra khá phức tạp. Một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã cắt giảm lao động, sau đó lại tuyển mới với chi phí trả lương bằng 70% lương của cơng nhân làm lâu năm. Bởi vì hợp đồng lao động dưới 3 tháng, chủ doanh nghiệp khơng phải chịu trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động. Các doanh nghiệp cịn trốn đóng BHXH bằng nhiều cách, như: cố ý kéo dài thời gian thử việc, ký hợp đồng dưới 3 tháng thành nhiều hợp đồng. Nếu bị phát hiện hoặc bị thanh tra, doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt rồi sau đó lại tiếp tục vi phạm. Năm 2009 qua nhiều cuộc thanh tra cho thấy có tới trên 20 doanh nghiệp vi phạm về BHXH. Vì sao doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt hơn là chấp hành theo đúng quy định? Bởi vì Luật BHXH chưa quy định chế tài đối với hành vi kê khai lao động không đúng với thực tế, nên nhiều doanh nghiệp đã lách qua luật bằng

cách kê giảm số lao động thực, giảm tiền lương thực tế trả cho người lao động để né tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Nếu như mức xử phạt như hiện nay thì khơng tránh khỏi doanh nghiệp kê khai sai lệch để trốn đóng BHXH cho người lao động. Cần nâng cao mức hình phạt và bổ sung mức hình phạt truy tố trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH. Đồng thời giao thêm trách nhiệm về xử phạt cho ngành BHXH. Theo một số chuyên gia pháp luật trong lĩnh vực BHXH cho rằng, nếu hành vi vi phạm pháp luật BHXH đã bị xử lý hành chính, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng hơn, cần phải coi là vi phạm hình sự để có chế tài kiên quyết hơn.

Mặt khác cũng cần bổ sung quy định cho các tổ chức cơng đồn có quyền đại diện cho tập thể lao động đứng ra khởi kiện các doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH.

Nếu như mức phạt cao nhất đối với vi phạm pháp luật về BHXH chỉ là 30 triệu đồng là quá thấp so với thiệt hại mà người lao động phải gánh chịu, đồng thời mức phạt như vậy khơng có tính răn đe đối với doanh nghiệp. Cứ nhìn vào con số các doanh nghiệp gian lận hàng chục tỷ đồng cũng chỉ bị phạt ngang mức với doanh nghiệp gian lận vài trăm triệu đồng, như vậy thì khơng cơng bằng. Chính vì đánh đồng mức xử phạt khi vi phạm như vậy cho nên ngày càng nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi phạm.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động BHXH, nhằm thu đúng, thu đủ đối với các đối tượng tham gia BHXH, bắt đầu từ 1/2008 BHXH tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện rà soát các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Kết quả rà sốt tính đến 31/12/2010 theo bảng 2.5.

Theo kết quả rà soát ở bảng 2.12 dưới đây, trên tổng số 1.529 đơn vị được khảo sát trên địa bàn tỉnh đã có 912 đơn vị tham gia BHXH, 617 đơn vị đã hoạt động nhưng chưa đăng ký tham gia BHXH. Tình trạng trốn đóng BHXH đã ở mức báo động, mới có 912 số đơn vị tham gia BHXH trong tổng số 1.529 đơn vị bắt buộc tham gia BHXH (chiếm 59,6%), bên cạnh đó trong các đơn vị tham gia

BHXH thì tình trạng trốn đóng BHXH vẫn diễn ra, cịn 14.794 lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH mà chưa tham gia BHXH.

Bảng 2.12: Kết quả rà sốt tình hình tham gia BHXH

TT Khối, loại hình tham gia Số đơn vị sử dụng lao động Số lao động thuộc diện bắt buộc Tổng Số thamĐã gia Chưa tham gia Tổng Số thamĐã gia Chưa tham gia 1 DN nhà nước 140 140 0 16.524 16.524 0

2 DN có vốn đầu tư nước

ngoài 120 120 0 33.125 33.125 0

3 DN ngoài quốc doanh 619 461 158 16.750 13.090 3.660

4 Hợp tác xã 132 14 118 4.243 236 4.007 5 Tổ hợp tác xã, hộ SXKD cá thể 366 25 341 6.057 132 5.925 6 Các đơn vị sự nghiệp, bán công, dân lập 152 152 0 3.855 2.653 1.202 Tổng cộng 1.529 912 617 80.554 65.760 14.794

Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát doanh nghiệp 6/2010.

Tình trạng trốn đóng, nợ đọng, chiếm dụng tiền BHXH trong một số doanh

nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, đặc biệt đã bắt đầu xảy ra tình trạng đình cơng ở một số doanh nghiệp diễn ra trong thời gian gần đây.

Việc không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động không những gây thất thu cho quỹ BHXH mà quan trọng hơn là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm hại, ảnh hưởng đến lòng tin của người lao động làm công ăn lương, hành động “trục lợi trên lưng người lao động” đã đẩy hàng nghìn người lao động vào rủi ro khơng được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất, chuyển công tác…gây thiệt hại lâu dài, điển hình là cơng ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Sản xuất Phi Kha trốn đóng 247 lao động, nợ 12 tháng với số tiền 977 triệu đồng, hiện nay có 15 lao động chưa được hưởng chế độ ốm đau, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Dung, công nhân bị tai nạn gãy chân, gần 1 năm nay chưa được hưởng chế độ tai nạn lao động; công ty cổ phần Du lịch và Xuất nhập khẩu Bắc Ninh, trốn đóng 20 lao động, nợ 26 tháng, số tiền nợ 240 triệu đồng, có 4 lao động nghỉ việc, chưa được hưởng chế độ gì..điều này đã tạo

ra sự bức xúc không chỉ riêng cá nhân người lao động bị doanh nghiệp trốn đóng BHXH, mà cịn tạo ra một hệ luỵ rất xấu đối với tình hình kinh tế xã hội địa phương, cũng như thị trường sức lao động đối với con mắt các nhà đầu tư nước ngồi, nhất là trong bối cảnh tỉnh Bắc Ninh đang có chính sách thu hút đầu tư.

b) Nguyên nhân của tình trạng trên là:

Một là, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của một số doanh nghiệp không

nghiêm. Doanh nghiệp chỉ muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi người lao động, tìm cách trốn tránh, đối phó với cơ quan chức năng, một số doanh nghiệp đưa ra lý do kinh doanh, làm ăn thua lỗ để trốn đóng BHXH cho người lao động.

Hai là, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ

đạo thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ, coi đó là nhiệm vụ của cơ quan BHXH, của chủ doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, chưa có tổ chức Cơng đồn.

Ba là, thanh tra, kiểm tra liên ngành về thực hiện chính sách BHXH đối với

các DN chưa được thường xuyên. Chưa có chế tài đủ mạnh, không đủ sức răn đe để xử phạt doanh nghiệp vi phạm chính sách BHXH (tối đa là 30 triệu đồng). Lãi suất chậm đóng BHXH là 10,5%/ năm, trong khi lãi suất ngân hàng cho vay cao hơn nhiều. Mặt khác cơ quan BHXH khơng có quyền thanh tra, xử phạt.

Bốn là, cơng tác tun truyền cịn hạn chế. Nhiều chủ doanh nghiệp, người lao

động nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm, quyền lợi tham gia BHXH. Một số người lao động khơng muốn tham gia BHXH, vì sợ thu nhập bị giảm, hoặc khơng giám đấu tranh sợ bị trù dập, đuổi việc.

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w