Đơn vị: triệu đồng
2.4.2.1. Những mặt còn hạn chế
- Tình trạng vi phạm Luật BHXH vẫn đang diễn ra hết sức nhức nhối, trở thành vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội không những ở Bắc Ninh mà trong cả nước, số doanh nghiệp không tham gia BHXH còn khá lớn; ngay cả những doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH cũng có những vi phạm, việc doanh nghiệp kê khai khơng đủ số lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc; kê khai tiền cơng tháng đóng BHXH thấp hơn so với tiền công thực lĩnh, ký hợp đồng thời hạn dưới 3 tháng vẫn còn phổ biến, nhưng chủ sử dụng lao động tìm mọi cách bao biện hành vi trên. Cho nên trên thực tế, ngành BHXH rất khó kiểm sốt được vấn đề này. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các doanh nghiệp bị kiểm tra đều vi phạm dù mức độ khác nhau, trong đó có nhiều doanh nghiệp vi phạm trong nhiều năm liền, mặc dù năm nào cũng bị thanh tra "sờ gáy".
- Công tác thanh, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được chỉ đạo làm quyết liệt, triệt để, cịn mang tính hình thức. Chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các đơn vị vi phạm luật BHXH. Dẫn đến kết quả xử lý chưa tốt, hiệu quả thu BHXH không cao, tỷ lệ lao động tham gia BHXH còn thấp. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện chưa xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Việc phối hợp tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành về thực hiện chính sách BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động ít, hiệu quả chưa cao.
- Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ về trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện chế độ BHXH cho người lao động của đơn vị, cá biệt có cơ sở Đảng ở đơn vị sử dụng lao động coi công tác BHXH là của thủ trưởng đơn vị và là công việc của cơ quan BHXH, cho nên việc quán triệt các chỉ thị của Bộ chính trị, của Tỉnh uỷ, Đảng uỷ cấp trên đến cán bộ, đảng viên và người lao động khơng sâu rộng, chưa có chủ trương lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH cho người lao động trong đơn vị. Cơ quan BHXH chưa báo cáo thường xuyên với chính quyền các cấp về những đơn vị cố tình trốn đóng BHXH kéo dài, vì vậy biện pháp chỉ đạo chưa kịp thời, hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền tuy đã được thực hiện khá kịp thời, thường xuyên, nhưng chưa thực sự đổi mới, vẫn chủ yếu là do cơ quan BHXH làm, vì vậy hiệu quả chưa cao, dẫn đến các đơn vị sử dụng lao động chưa thấy được trách nhiệm của mình phải tổ chức tuyên truyền chế độ đến người lao động trong đơn vị, nên người lao động không nắm được đầy đủ thơng tin về chế độ chính sách BHXH, do đó chưa biết tự bảo vệ và địi h ỏi quyền lợi về BHXH , bị người sử dụng lao động chiếm dụng mà không biết ; một số người sử dụng lao động tuy đã nắm được các chế độ BHXH, cũng như thấy rõ trách nhiệm trong việc tham gia BHXH nhưng vẫn khơng tham gia, hoặc tham gia cho số ít người làm gián tiếp, người nhà, người thân, có đơn vị chỉ tham gia khi thấy cần tham gia để hưởng quyền lợi trước mắt của một số người lao động, còn đại đa số lao động trực tiếp không được tham gia ; nhiều người lao động chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về BHXH, hình ảnh về BHXH trong lịng người lao động chưa rõ nét, vẫn còn sự nhầm lẫn giữa cơ
quan BHXH với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo hiểm Bưu điện, Bảo hiểm dầu khi, các công ty Bảo hiểm của nước ngồi như Prudential, AIA...
- Có nhiều đầu mối quản lý nhà nước về BHXH, song sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh với nhau và giữa các cơ quan đó với ngành BHXH chưa đồng nhất, chưa kịp thời, đã dẫn tới việc để mặc cơ quan BHXH tự giải quyết, nhất là trong khâu nắm bắt, quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, khu vực kinh tế ngồi quốc doanh cịn 1.693 doanh nghiệp, với 32.545 lao động thuộc thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa được tham gia BHXH.
- Trong quy trình quản lý thu BHXH hiện nay cịn nhiều điểm cần phải hồn thiện, phải được cụ thể hố đối với từng khối loại hình quản lý, song mỗi khối loại hình lại có những đặc thù riêng, nên những quy định chung chưa thể đáp ứng được cụ thể cho từng loại hình. Bên cạnh đó, cơng tác báo cáo thống kê còn hạn chế, chưa phân loại được từng ngành nghề theo từng loại hình quản lý, chưa dự báo và định hướng được khả năng biến động đối tượng theo từng loại hình để định hướng phát triển thu BHXH trên địa bàn quản lý.
- Vấn đề cải cách thủ tục hành chính cịn chậm, đặc biệt là việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH chưa sâu rộng, như việc đăng ký tham gia BHXH qua mạng, qua mã số cá nhân, hiện nay còn chưa làm được; cán bộ làm cơng tác thu BHXH cịn nhiều hạn chế, quản lý đối tượng còn lỏng lẻo, chưa bám sát người lao động; tác phong làm việc cịn nặng thói quen hành chính bao cấp, thiếu biện pháp và phương thức tổ chức thực hiện, nhiều khi chỉ thực hiện theo mệnh lệnh hành chính, xử lý sự vụ, chưa quen với tác phong phục vụ.
- Bên cạnh đó vấn đề giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động cịn có những bất cập như: Việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động còn chậm, việc giải quyết các chế độ nghỉ ốm, nghỉ thai sản, chế độ tai nạn lao động còn chậm và chưa triệt để. Vẫn cịn tình trạng cán bộ làm cơng tác BHXH tại các doanh nghiệp đã vụ lợi từ việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động trong doanh nghiệp, gây ra sự không tin tưởng vào các chế độ BHXH mà Nhà nước tổ chức thực hiện.