Khảo sát, nắm bắt đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 79)

bắt buộc đến năm 2015 TTNămSố đơn vị

3.3.1.1. Khảo sát, nắm bắt đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộ

- Khảo sát doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giúp cơ quan BHXH nắm rõ số doanh nghiệp trên địa bàn đang hoạt động, việc chấp hành pháp luật BHXH trong các đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia BHXH cho người lao động. Công tác khảo sát cần được tiến hành ít nhất hai lần trong năm. BHXH tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh nắm rõ danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, đề từ đó tìm ra những doanh nghiệp, số lao động chưa tham gia BHXH, qua đó đề ra các biện pháp xử lý. Công tác khảo sát cần được quan tâm đặc biệt những vấn đề sau:

- Cán bộ BHXH được phân công làm công tác khảo sát doanh nghiệp, khơng những phải nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật lao động, luật BHXH tại các đơn vị, doanh nghiệp đó, mà cịn phải trở thành những tuyên truyền viên, gặp gỡ những người lao động để tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về lao động và Luật BHXH. Với hình thức này cùng với các biện pháp tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng khác, người lao động sẽ sớm hiểu và nhận ra quyền và nghĩa vụ của mình phải tham gia BHXH, từ đó chủ động yêu cầu chủ sử dụng lao động phải đóng BHXH cho mình. Trong quá trình kiểm tra, khảo sát phải yêu cầu các doanh nghiệp cam kết chấp hành đúng việc đóng nộp BHXH cho người lao động, sau đó phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện theo đúng cam kết, cán bộ BHXH xuống làm việc và lập biên bản kiểm tra, đồng thời một lần nữa cho doanh nghiệp cam kết thời gian tham gia BHXH cho người lao động. Nếu chủ sử dụng lao động không thực hiện theo cam kết, không tham gia BHXH cho người lao động, cơ quan BHXH tiến hành báo cáo UBND các cấp ở địa phương, cùng với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra liên ngành xử lý theo pháp luật. Căn cứ mức độ vi phạm Luật Lao động cũng như Luật BHXH, đoàn thanh tra liên ngành quyết định xử phạt hành chính, truy thu tiền đóng BHXH hoặc là đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền rút giấy phép

kinh doanh. Hiện nay chế tài xử phạt hành chính cịn tương đối thấp (theo Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH với mức tối đa là 30 triệu đồng), chưa có sức răn đe, ngăn chặn.

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w