TT Năm Khối quản lý 2007 2008 2009 2010 1 Khối DN nhà nước 50.026 55.579 60.736 78.243 2 Khối DN có vốn ĐTNN 27.272 87.535 97.100 177.252 3 Khối DN ngoài QD 14.748 18.537 23.654 42.802 4 Khối HS, Đảng, Đoàn thể 81.374 91.208 102.110 135.071
5 Khối Ngồi cơng lập 2.868 3.736 4.349 6.114
6 Khối Hợp tác xã 120 245 325 550
7 Khối Phường, xã 5.651 5.989 6.710 9.308
8 Khối Hộ SXKD cá thể 70 205 275 324
Cộng 182.129 263.034 295.259 449.664
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2007-2010.
Khối hành chính sự nghiệp ln đứng đầu về số thu qua các năm. Nguyên nhân do số đơn vị và số lao động tham gia BHXH chiếm tỷ lệ cao, lại ít bị biến động, tuy nhiên do mức lương tối thiểu tăng lên, cộng với tốc độ tăng lương tự nhiên ở khối hành chính sự nghiệp do nhà nước quy định, nguồn kinh phí đóng BHXH do ngân sách bảo đảm, nên tình trạng nợ đọng ở khối hành chính sự nghiệp khơng diễn ra. Số thu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng rất nhanh (số thu năm 2010 gấp 6,5 lần so với số thu năm 2007), điều này cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chấp hành khá tốt pháp luật BHXH. Tuy nhiên số thu BHXH ở khối hợp tác xã và khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể còn khá khiêm tốn, số thu còn thấp so với tiềm năng to lớn về thu BHXH của các khối này. Hiện nay việc xác định và quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc khối này của cơ quan BHXH còn nhiều hạn chế, dẫn đến hầu hết các đơn vị hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đều tìm mọi cách để trốn đóng hoặc đóng khơng đủ BHXH cho người lao động. Đây là vấn đề rất nan giải, không chỉ ở riêng tỉnh Bắc Ninh, mà đang diễn ra phổ biến trong cả nước.
2.3.2.2. Đánh giá thực trạng về quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội
Nguồn thu BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước đóng BHXH cho người lao động bằng 16% tổng quỹ tiền lương của đơn vị đối với cán bộ, cơng
chức hành chính, sự nghiệp, Đảng, đồn thể và doanh nghiệp nhà nước thơng qua người sử dụng lao động. Việc quản lý nguồn thu BHXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định:
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu, nộp BHXH: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương của đơn vị đã được đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ sở đó, BHXH tỉnh Bắc Ninh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lương cho cán bộ, CNVC, người lao động, đồng thời giữ lại 6% tiền lương của họ và trích 16% tổng quỹ tiền lương để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trường hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH nộp vào tài khoản đảm bảo đúng quy định. Với phương thức thu nộp BHXH như vậy ln đảm bảo an tồn, thuận tiện, quản lý chặt chẽ được nguồn thu.
- Thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thơng báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu nộp BHXH như trước đây, giảm được nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu...vì vậy, thu nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH.
2.3.3. Vấn đề nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh Bắc Ninh
2.3.3.1. Vấn đề nợ đọng
a) Đánh giá thực trạng
Nợ BHXH là một trong những vấn đề “bức xúc” trong công tác quản lý thu BHXH đối với BHXH tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Tình trạng nợ tiền BHXH xảy ra phổ biến ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Chính phủ. Hiện
nay, sự chây ỳ của các doanh nghiệp vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn có xu hướng ngày càng gia tăng.
Bảng 2.9: Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh.
Năm Tổng số phải thu (triệu đồng) Số nợ đọng (triệu đồng) Tỷ lệ nợ(%) 2007 212.382 4.254 2,00 2008 243.100 14.123 5,81 2009 307.796 30.327 9,85 2010 458.623 38.266 8,34
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2007-2010.
Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ đọng BHXH ở tỉnh Bắc Ninh
Nợ BHXH được xác định bằng cách lấy số phải thu BHXH trong tháng, quý, năm trừ đi số tiền thực tế mà các đơn vị tham gia BHXH đã nộp cho cơ quan BHXH; tỷ lệ được tính bằng số tiền nợ BHXH trên tổng số tiền phải thu BHXH.
Qua số liệu ở bảng 2.9 ở trên cho thấy: mặc dù các đơn vị đã tham gia BHXH cho người lao động, song ý thức chấp hành quy định về nộp BHXH đúng thời hạn chưa cao, năm nào cũng xảy ra tình trạng nợ đọng BHXH. Theo quy định thì hàng tháng, các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động. Với phương thức đóng BHXH như đã nêu trên, đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ dàng quản lý, theo dõi, và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị thuộc khối Hành chính sự nghiệp, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định, cịn đối với các đơn vị Ngồi nhà nước thì chưa tn thủ theo đúng quy định dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài, cụ thể như sau:
Nhìn vào biểu đồ 2.2 và bảng 2.9 ở trên cho thấy, mặc dù BHXH tỉnh đã tích cực và có biện pháp giảm nợ đọng, tuy nhiên tình trạng nợ đọng ngày càng tăng qua các năm. Số tiền nợ qua các năm tăng nhanh, từ 4,254 tỷ đồng năm 2007, tăng lên 38,266 tỷ đồng năm 2010, tỷ lệ nợ hàng năm từ 2 đến 8,34% trên tổng số tiền phải