Phối hợp với các cấp, các ngành, giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH; đẩy mạnh công tác đôn đốc thu và quản lý tiền thu bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 96)

bắt buộc đến năm 2015 TTNămSố đơn vị

3.3.5. Phối hợp với các cấp, các ngành, giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH; đẩy mạnh công tác đôn đốc thu và quản lý tiền thu bảo hiểm xã hộ

BHXH; đẩy mạnh công tác đôn đốc thu và quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội

a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng và vai trò quản lý của chính quyền, phát huy tối đa vai trị của cơng đồn cơ sở:

- BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng là chính sách lớn về an sinh sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện tốt chính sách này phải có giải pháp đồng bộ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan, một mình cơ quan BHXH khơng thể thực hiện triệt để được. Trong thời gian tới, BHXH tỉnh phải tiếp tục chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHXH trên địa bàn. Nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần bám sát tình hình thực tiễn việc chấp hành chính sách BHXH ở địa phương và cần có sự chỉ đạo sát sao, chỉ ra trách nhiệm cụ thể đối với từng sở, ban, ngành liên quan, để cùng phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó cơ quan BHXH phải thường xuyên báo cáo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về tình hình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn để công tác lãnh đạo, chỉ đạo được kịp thời.

- Cơng đồn cơ sở tại các doanh nghiệp phải được củng cố lại, phát huy được vai trị của mình trong việc tun truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện chính sách BHXH, phải trở thành cơ quan giám sát hiệu quả nhất đối với việc chấp hành và thực thi chính sách, pháp luật lao động và luật BHXH, là cơ quan đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

b) BHXH tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan:

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH tỉnh với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương đặc biệt là Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Thanh tra nhà nước tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trong việc tổ chức thực hiện và triển khai công tác BHXH đến người lao động trong các doanh nghiệp, tạo ra một sự liên kết vững chắc giữa các cơ quan của Nhà nước và hạn chế được việc các doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ

của mình đối với Nhà nước và người lao động, quyền lợi của người lao động sẽ không bị ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, công tác BHXH được đảm bảo, chế độ an sinh xã hội được củng cố, góp phần phát triển kinh tế Bắc Ninh một cách bền vững. Cụ thể, phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng về BHXH như sau:

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH tỉnh với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh: BHXH tỉnh chủ động xây dựng quy chế phối hợp theo hướng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu cơng nghiệp, phịng Lao động - Thương binh và Xã hội, phịng Kế hoạch - Tài chính của UBND các huyện, thị xã cung cấp thông tin kịp thời danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn mới được thành lập, danh sách các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang cịn hoạt động. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt tình hình đăng ký kinh doanh, thời gian, trụ sở của doanh nghiệp, sớm đưa vào đối tượng quản lý thu để giảm thiểu việc trốn đóng BHXH.

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH và cơ quan Thuế các cấp: Khi tiến hành kiểm toán hoặc quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp, cơ quan thuế nên yêu cầu có xác nhận của cơ quan BHXH hoặc ít nhất phải có sự nối mạng cung cấp thơng tin giữa cơ quan BHXH với cơ quan Thuế. Khi sự phối hợp giữa hai cơ quan này thực sự hiệu quả và chặt chẽ thì sẽ loại bỏ được tình trạng người sử dụng lao động có ký 2 đến 3 hợp đồng với cùng 1 người người lao động với các mức tiền lương, tiền cơng khác nhau với mục đích trốn đóng BHXH cho người người lao động.

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH với Sở Lao động Thương binh Xã hội: Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật BHXH; tăng cường phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra. Định kỳ hàng tháng, BHXH tỉnh cung cấp thông tin cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội và danh sách các các doanh nghiệp nợ BHXH từ 3 tháng trở nên; tình hình doanh nghiệp khắc phục những sai phạm sau thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin về thực hiện pháp luật BHXH của doanh nghiệp theo yêu cầu của Thanh tra Sở để tăng cường quản lý đối với doanh nghiệp. Sở Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin kết quả xử lý doanh nghiệp vi phạm đến BHXH tỉnh để biết. Hai cơ quan trên tổ chức họp định

kỳ hàng tháng để đánh giá tình hình kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp và có các kiến nghị với UBND tỉnh.

- Phối hợp giữa BHXH với ngành Ngân hàng và Tồ án nhân dân: Khi tình trạng trốn đóng BHXH xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người người lao động thì việc xử lý kịp thời, đủ sức răn đe là thực sự cần thiết. Cần có cơ chế phối hợp giữa BHXH và ngành Ngân hàng trong việc thực hiện việc phong toả tài khoản của doanh nghiệp được xác định là trốn đóng BHXH. BHXH tỉnh, BHXH huyện, thị xã, thành phố cần cung cấp thơng tin đầy đủ, phối hợp với Tồ án để sớm thống nhất quy trình thụ lý và xét xử, rút ngắn thời gian tố tụng, nhanh chóng trả lại quyền lợi cho người lao động.

- Phối hợp giữa cơ quan BHXH với tổ chức cơng đồn: Cơ quan BHXH các cấp phối hợp với tổ chức cơng đồn giám sát tình hình sử dụng lao động, quy chế tiền lương. Thơng qua đó tun truyền chính sách BHXH và lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của người người lao động khi thực hiện chính sách BHXH để tìm giải pháp tháo gỡ. Cơ quan BHXH cùng với tổ chức cơng đồn khuyến khích người lao động đàm phán, ký kết thoả hiệp lao động tập thể với người sử dụng lao động. Thông qua các hoạt động đối thoại trực tiếp, cơ quan BHXH cùng tổ chức cơng đồn sẽ tun truyền, giải đáp những thắc mắc của người lao động về các vẫn đề liên quan đến BHXH. Đặc biệt, phải giúp người người lao động nhận thức rõ được sự cần thiết của việc người sử dụng lao động đóng BHXH trên mức tiền lương, tiền công thực tế trả cho người lao động hàng tháng. Trên cơ sở đó, người lao động sẽ hiểu và khơng ký hai đến ba hợp đồng với mức tiền lương, tiền công khác nhau.

c) Đôn đốc thu và quản lý tiền thu BHXH

Công tác quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH là nền tảng để đẩy mạnh các biện pháp đơn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH.

Trên cơ sở quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH, cần đẩy mạnh các biện pháp đơn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH:

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ chuyên quản các đơn vị sử dụng lao động phải trên cơ sở hợp lý, đối với các đơn vị sử dụng lao động có số lượng lao động lớn, thường xuyên có sự biến động..phải bố trí cán bộ có năng lực chun mơn vững và có kinh nghiệm cơng tác; thường xuyên bám sát các đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc việc chấp hành pháp luật về BHXH. Cán bộ chuyên quản phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt được kịp thời tình hình biến động của đối tượng lao động thuộc diện bắt buộc, tình hình biến động về quỹ lương tham gia BHXH, việc chấp hành chính sách BHXH đối với người lao động, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời đối với đơn vị sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH. Coi việc chấp hành pháp luật BHXH là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở đảng.

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w