Báo cáo thu lãi chậm nộp
2.3.1.2. Công tác mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộ
Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Bắc Ninh đã và đang nỗ lực tăng cường rà soát, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để quản lý chặt chẽ đối tượng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa được tham gia BHXH cho người lao động. Số đối tượng này thường xuyên được cập nhật và đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH. Việc phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động các đơn vị này đã ngày càng đem lại kết quả tích cực hơn. Bằng những việc làm cụ thể trên, công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở tỉnh Bắc Ninh đã có những bước chuyển rõ rệt. Số đơn vị, số lao động từng bước tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể ta xem xét số đơn vị, số lao động tham gia BHXH hiện nay:
Bảng 2.1: Số đơn vị tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Bắc Ninh
STT Năm
Đơn vị 2007 2008 2009 2010
1 TP. Bắc Ninh 348 375 423 465
2 Huyện Yên phong 132 142 148 161
3 Huyện Quế Võ 215 185 193 209
4 Huyện Tiên Du 170 201 209 233
5 Thị xã Từ Sơn 178 191 218 248
6 Huyện Thuận Thành 152 176 182 192
7 Huyện Gia Bình 122 113 118 123
8 Huyện Lương Tài 103 118 121 122
9 Thu tại tỉnh 109 124 125 128
Cộng 1.529 1.625 1.737 1.881
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2007-2010.
Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Bắc Ninh
STT Năm
Đơn vị 2007 2008 2009 2010
1 TP. Bắc Ninh 11.287 12.729 14.180 15.717
2 Huyện Yên phong 2.756 3.586 6.726 15.250
3 Huyện Quế Võ 8.976 10.243 11.541 14.826
4 Huyện Tiên Du 9.500 9.697 11.306 12.960
5 Thị xã Từ Sơn 5.150 5.333 5.996 6.580
6 Huyện Thuận Thành 4.200 4.547 4.914 5.433
7 Huyện Gia Bình 1.678 2.129 2.403 2.558
8 Huyện Lương Tài 2.210 2.450 2.804 2.917
9 Thu tại tỉnh 18.900 23.517 24.657 28.181
Cộng 64.657 74.231 84.527 104.422
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2007-2010.
Qua số liệu bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy, số đơn vị tham gia BHXH do BHXH thành phố Bắc Ninh quản lý là lớn nhất, tính đến năm 2010, BHXH Thành phố Bắc Ninh đang quản lý 465 đơn vị, chiếm trên 24,72% trên tổng số đơn vị tồn tỉnh, hai huyện Gia Bình và huyện Lương Tài quản lý số đơn vị tham gia BHXH tương đối ít, các huyện Yên Phong, Quế Võ và Thuận Thành quản lý số đơn vị tham gia BHXH tương đối lớn và đều nhau, do các huyện này đều tập trung các khu công nghiệp lớn của tỉnh. Về số lượng lao động tham gia BHXH hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Riêng các đơn vị do BHXH tỉnh chuyên quản, mặc dù số đơn vị khơng nhiều, nhưng có số lao động lớn bởi những đơn vị do BHXH tỉnh quản lý có số lao động bình qn trên một đơn vị cao. Tính đến năm 2010, BHXH tỉnh quản lý 128 đơn vị, với số lao động lên tới 28.181 người, chiếm 27% trên tổng số lao động tham gia BHXH toàn tỉnh. Từ năm 2007 đến năm 2010, toàn tỉnh khai thác thêm được 352 đơn vị tham gia BHXH, với số lao động tham gia BHXH tăng thêm 39.765 người (tăng 38,08%).
Bảng 2.3: Số đơn vị tham gia BHXH theo khối quản lý STT Năm Khối quản lý 2007 2008 2009 2010 1 Khối DN nhà nước 129 144 141 140 2 Khối DN có vốn ĐTNN 45 90 103 143 3 Khối DN ngồi QD 282 324 413 515 4 Khối HS, Đảng, Đoàn 754 752 761 765
5 Khối Ngồi cơng lập 154 147 151 153
6 Khối Hợp tác xã 11 14 14 14
7 Khối Phường, xã 134 125 126 126
8 Khối Hộ SXKD cá thể 20 29 28 25
Cộng 1.529 1.625 1.737 1.881
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2007-2010.
Bảng 2.4: Số lao động tham gia BHXH theo khối quản lý
STT Năm Khối quản lý 2007 2008 2009 2010 1 Khối DN nhà nước 16.037 15.905 16.556 16.428 2 Khối DN có vốn ĐTNN 14.180 23.531 29.266 45.282 3 Khối DN ngoài QD 9.955 9.373 11.796 14.891 4 Khối HS, Đảng, Đoàn 20.023 20.673 21.835 22.532
5 Khối Ngồi cơng lập 2.107 2.287 2.522 2.820
6 Khối Hợp tác xã 176 237 252 221
7 Khối Phường, xã 2.102 2.103 2.148 2.126
8 Khối Hộ SXKD cá thể 77 122 152 122
Cộng 64.657 74.231 84.527 104.422
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2007-2010.
Qua hai bảng 2.3 và 2.4 cho thấy: từ năm 2007 đến nay, số đơn vị và số lao động tham gia BHXH thuộc khối hành chính sự nghiệp tăng ít, do tính ổn định về lực lượng lao động; khối doanh nghiệp nhà nước có tình trạng giảm lao động do các doanh nghiệp nhà nước ngày càng có xu hướng cổ phần hoá. Số lao động tham gia BHXH tăng chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi.
Sau hơn 3 năm thực hiện luật BHXH (từ 1/1/2007 đến nay), số lượng đối tượng tham gia BHXH đã tăng từ 64.657 người (năm 2007) lên 104.422 người (năm 2010) bằng 161,5%. Chủ yếu lao động tăng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tính đến hết năm 2010, tồn tỉnh Bắc Ninh có 60.173 lao động tham gia ở loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, gấp 2,5 lần so với năm 2007.
Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH, BHXH Bắc Ninh đã kịp thời triển khai tới các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động. Chính sách BHXH đã có hành lang pháp lý, dễ dàng hơn cho việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cao nhất so với những năm trước, một số khu công nghiệp của tỉnh đã được thành lập và đi vào hoạt động, các doanh nghiệp mới thành lập đã thu hút được một lực lượng lao động lớn trên địa bàn và bước đầu sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả và tạo thu nhập cho người lao động khá ổn định, các doanh nghiệp tham gia đóng góp BHXH cho người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn.
Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế ổn định, tỷ lệ tham gia BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng cao, năm 2009 là 11.796 lao động chiếm 13,95 % so với tổng số lao động tham gia BHXH, thì năm 2010 là 14.891 lao động, chiếm 14,26% so với tổng số lao động. Tuy nhiên quan sát bảng 2.4 ta thấy năm 2008 số lao động khối xã phường, khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể tăng rất nhanh. Điều này chứng tỏ việc mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH ở BHXH Bắc Ninh là tương đối tốt. Nhưng đến năm 2010 số lao động ở các khối này có xu hướng chững lại, thậm chí giảm đi. Điều này là do ảnh hưởng khơng tích cực của khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt khối hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể rơi vào tình cảnh khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã.. phải giải thể.
Năm 2010 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng nhanh của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Năm 2007 mới chỉ có 14.180 lao động tham gia BHXH, đến năm 2010 đã tăng lên 45.282 lao động, tăng 31.102 lao động, tương ứng với 319,33%. Với chính sách thu hút đầu tư thích hợp trong bốn năm qua đã hình thành lên các khu cơng nghiệp tập trung, hàng loạt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất hiện. Dự báo trong những năm tới cơ hội việc làm cho lao động tại
tỉnh Bắc Ninh tại khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng cao và có tiềm năng lớn cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Cho đến nay, qua kết quả khảo sát doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chấp hành tương đối tốt chính sách pháp luật về lao động và BHXH.
Năm 2010, tồn tỉnh có 1.881 đơn vị sử dụng lao động, tăng 8,29% so với năm 2009, số người tham gia BHXH bắt buộc là 104.422 người, tăng 23,53% so với năm 2009. Phần lớn số lao động tăng thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh có 515 đơn vị, với 14.891 lao động tham gia BHXH bắt buộc, chiếm 14,26% trong tổng số lao động tham gia BHXH năm 2010.
Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỷ lệ lao động tham gia BHXH tương đối cao: 43,36% so với tổng số lao động tham gia BHXH, hàng năm có sự tăng lên, từ 14.181 lao động năm 2007 lên 45.282 lao động năm 2010.
Kết quả phân tích ở trên cho thấy việc khảo sát doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm mục đích mở rộng đối tượng tham gia BHXH bước đầu đã có hiệu quả tốt.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008, đầu năm 2009 vẫn còn để lại những hậu quả lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt một số tập đồn kinh tế lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có dự định đầu tư lớn vào tỉnh Bắc Ninh cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng một số doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn, sản xuất bị thu hẹp, người lao động bị thiếu việc làm tăng lên so với các năm trước, do vậy việc mở rộng, khai thác thêm đối tượng tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn. Số lao động tham gia BHXH năm 2010 của doanh nghiệp ngồi quốc doanh tăng lên khơng nhiều, tăng 3.095 lao động so với năm 2009, tăng 26,23%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì biểu hiện khả quan hơn, tăng 16.016 lao động so với năm 2009, tăng 54,72%.
Mặc dù đạt được kết quả tích cực như vậy, song số lao động có việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn còn rất khiêm tốn, nhiều lao động thuộc đối tượng bắt buộc vẫn chưa được tham gia BHXH, tình trạng trốn đóng, chậm đóng, chây ỳ nợ BHXH để chiếm dụng vốn của chủ các doanh nghiệp diễn ra một cách công khai, thiếu trách nhiệm, là thách thức lớn đối với cơ quan BHXH hiện nay. Để đánh giá đúng thực trạng việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo các loại hình tham gia trên địa bàn tỉnh, chúng ta
nghiên cứu số liệu kết quả rà soát đối tượng tham gia BHXH năm 2010 như sau:
Bảng 2.5: Kết quả rà soát đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
năm 2010
TT Khối tham gia BHXH
Đơn vị Lao động(người) Hiện có Đã tham gia Tỷ lệ
% Hiệncó Đã thamgia Tỷ lệ%
1 Khối HS, Đảng, Đoàn 891 891 100 24.658 24.658 100 2 Khối Doanh nghiệp nhà nước 141 141 100 16.668 16.668 100 3 Khối Doanh nghiệp ngoài
nhà nước 2.481 704 28,8 56.997 17.680 31,02
4 Khối Doanh nghiệp có vốn
ĐTNN 145 145 100 45.416 45.416 100
Cộng 3.657 1.881 143.739 104.422
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BHXH Tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê 2010.
Qua biểu 2.5 ở trên, ta thấy rằng: tình hình chấp hành luật BHXH ở khối Hành chính, Đảng, Đồn thể; khối doanh nghiệp nhà nước; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tương đối tốt, số đơn vị cũng như số lao động tham gia BHXH là 100%. Số đơn vị, số lao động ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHXH là tương đối thấp, chỉ có 704 doanh nghiệp ngồi nhà nước tham gia BHXH, đạt 28,8% trên số doanh nghiệp hiện đang hoạt động, với số lao động tham gia 17.680 người. Như vậy số đơn vị và số lao động khối ngoài nhà nước tham gia BHXH là rất thấp, mới chỉ đạt 31,02% trên tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động. Xét trên góc độ tổng thể thì đến nay mới có 1.881 đơn vị tham gia trên 3.657 đơn vị hiện đang hoạt động, đạt 51,45 %. Đặc biệt là khối hợp tác xã, hiện nay tồn tỉnh mới có 14 đơn vị tham gia BHXH (10,6%), với 236 lao động tham gia (5,56%). Từ bảng phân tích này cho thấy, ở tỉnh Bắc Ninh, tình hình tham gia BHXH bắt buộc ở khối ngồi nhà nước là chưa đầy đủ, cần phải xác định rõ nguyên nhân tại sao số lao động tham gia BHXH thấp như vậy. Người lao động không tham gia BHXH chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điều này chứng tỏ chính sách BHXH vẫn cịn một khoảng hở mà người lao động có việc làm, có quan hệ lao động khơng được tham gia BHXH bắt buộc.
Để mở rộng đối tượng thụ hưởng chế độ chính sách về BHXH, hằng năm
BHXH tỉnh luôn cử cán bộ đi xuống từng doanh nghiệp kiểm tra, khảo sát số lao động tham gia. Qua công tác kiểm tra, khảo sát, cơ quan BHXH nắm được thực trạng ký kết các hợp đồng lao động, cơng tác đóng, nộp BHXH cũng như vấn đề triển khai, giải quyết các quyền lợi, chế độ BHXH cho người lao động. Qua kết quả kiểm tra liên ngành 6/2011, như bảng 2.6 dưới đây, chúng ta thấy tình hình chấp hành pháp luật lao động, pháp luật BHXH ở một số doanh nghiệp đang tham gia BHXH cũng chưa nghiêm chỉnh, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều chỉ tham gia BHXH cho một vài cán bộ chủ chốt, còn lại hầu hết người lao động khơng được doanh nghiệp đóng BHXH do khơng được ký hợp đồng, đang trong thời gian thử việc; có doanh nghiệp chỉ có duy nhất 01 lao động đang tham gia BHXH (Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngũ Long), còn lại là lao động “đang thử việc” hoặc được ký hợp đồng dưới 3 tháng không tham gia BHXH. Hơn nữa, qua kiểm tra, ở các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật BHXH này tỷ lệ lao động nữ rất lớn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngũ Long có 35 nữ trên 62 lao động, chiếm 54,45%; Cơng ty TNHH Quang Hưng có 68/82 lao động nữ, chiếm 82,92%... Đồn Kiểm tra liên ngành đã đánh giá đây là hành vi vi phạm pháp luật BHXH hết sức nghiêm trọng và đang kiến nghị cơ quan thẩm quyền xử phạt thật nghiêm khắc các doanh nghiệp này, thậm chí cho rút giấy phép hoạt động.
Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH
ở một số doanh nghiệp
TT Tên đơn vị lao độngTổng số
Đã tham gia
BHXH Chưa tham giaBHXH Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Công ty TNHH Quang Hằng 33 12 36,36 21 63,64 2 Công ty TNHH KIBACO 24 2 8,33 22 91,67
3 Công ty TNHH Long Hải 34 24 70,59 10 29,41
4 Công ty cổ phần Giấy Hưng lợi 24 3 12,5 21 87,5
5 Công ty TNHH Sản xuất và Thương
mại Ngũ Long 62 1 1,61 61 98,39
6 Công ty TNHH Vật tư và xây dựng
Việt Hải 15 3 20 12 80
7 Công ty TNHH Tấn Thành Phát 6 3 50 3 50
8 Công ty TNHH Quang Hưng 82 7 8,54 75 91,46
9 Công ty Vạn Lợi 35 10 28,57 20 57,14
Tổng cộng 315 65 20,63 245 79,37
Nguồn: báo cáo kết quả kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật Lao động, luật BHXH, Luật BHYT, Luật Cơng đồn Tháng 6/2011.
Đánh giá chung: - Những mặt đạt được:
Công tác quản lý hồ sơ đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH được BHXH tỉnh quan tâm, chú trọng. BHXH tỉnh bố trí kho hồ sơ lưu trữ đảm bảo khoa học, đúng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu khai thác giải quyết chế độ chính sách BHXH. Cơng tác cấp sổ BHXH cho người lao động kịp thời, đúng quy định.
Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH được tổ chức chặt chẽ, nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của Luật BHXH. BHXH tỉnh đã tập trung vào các biện pháp: Đẩy mạnh công tác