bắt buộc đến năm 2015 TTNămSố đơn vị
3.3.1.2. Tăng cường quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộ
- Đối với những doanh nghiệp không cịn tồn tại, khơng cịn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng không thực hiện các thủ tục báo giảm, giải quyết chế độ BHXH, thì cơ quan BHXH báo cáo UBND, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cùng cấp kiểm tra, lập biên bản xác định thời điểm đơn vị ngừng tham gia BHXH; đề xuất thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan BHXH lập danh sách những đơn vị này để theo dõi riêng, để tránh tình trạng nợ ảo; đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: tuy thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng có đặc thù là người lao động có thể vừa là người sử dụng lao động, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân khơng đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng Phương án phát triển đối tượng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phường, thị trấn vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Cải cách phương thức quản lý, trang bị công nghệ thông tin vào quản lý, cán bộ chuyên quản các đơn vị thường xuyên đối chiếu, bám sát đối tượng để nắm được sự biến động đối tượng tham gia BHXH, biến động về tiền lương, tiền công của đối tượng. Giải pháp này trở lên rất quan trọng hiện nay, vì thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như khủng hoảng kinh tế như hiện nay, những sự biến động này là rất lớn. Thực tế hiện nay, do hệ thống pháp luật BHXH của ta chưa hoàn chỉnh, sự phối hợp giữa các ngành trong vấn đề nắm bắt, quản lý đối tượng tham gia BHXH của tỉnh cịn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ..thì giải pháp trên đối với BHXH tỉnh là rất sát thực, khả thi.