bắt buộc đến năm 2015 TTNămSố đơn vị
3.3.3.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp
nghiệp
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện ra những trường hợp người lao động khơng được ký hợp đồng lao động; tình hình đóng, nộp BHXH có đúng quy định của pháp luật hay khơng, cũng như tình hình chi trả các chế độ BHXH cho người lao động mà doanh nghiệp nhận được từ cơ quan BHXH, như tiền thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…; cũng qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện ra tình trạng trốn đóng BHXH, những sai phạm mà doanh nghiệp mắc phải trong việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Qua đó yêu cầu doanh nghiệp truy đóng, truy nộp tiền BHXH theo quy định và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, UBND các cấp tổ chức thanh tra,
kiểm tra liên ngành để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, về lao động của các doanh nghiệp.
Phòng kiểm tra BHXH tỉnh chủ động tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch kiểm tra định kỳ BHXH các huyện, thị xã, thành phố cũng như các doanh nghiệp đang tham gia, chưa tham gia BHXH. Công tác kiểm tra tập trung vào việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH cho người lao động, chú trọng kiểm tra các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Thứ nhất là kiểm tra BHXH các huyện, thành phố
BHXH các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan cuối cùng trong hệ thống tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là cơ quan trực tiếp làm việc với các đơn vị sử dụng lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Do vậy, công tác kiểm tra cần tập trung vào những vấn đề như công tác thu BHXH, công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, nhằm phát hiện ra những hành vi lạm dụng quỹ BHXH, hoặc gây khó khăn phiền hà cho các doanh nghiệp tham gia của một số cán bộ làm cơng tác BHXH; cũng qua cơng tác kiểm tra, đồn kiểm tra sẽ tháo gỡ hoặc đề nghị lãnh đạo BHXH tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện chế độ BHXH, qua đó sẽ cử cán bộ phối kết hợp với BHXH các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh công tác thu, đặc biệt là triển khai đến các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH.
- Thứ hai là kiểm tra các doanh nghiệp
Phòng Kiểm tra BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên lập kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp đang tham gia BHXH. Công tác kiểm tra các doanh nghiệp tập trung vào việc triển khai tham gia BHXH đến mọi người lao động, tình hình ký hợp đồng với người lao động, việc thực hiện đóng nộp BHXH, cũng như việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động…Qua công tác kiểm tra, cơ quan BHXH sẽ phát hiện và uốn nắn kịp thời các sai phạm của các doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật lao động, luật BHXH. Trong trường hợp các doanh nghiệp vẫn cố tình khơng chấp hành, thì cơ quan BHXH đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thanh tra nhà nước, liên đoàn lao động và các tổ chức chính trị xã hội có liên quan xử lý, để bảo vệ quyền lợi của người lao động
theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH. Ngành BHXH phải chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, nhằm tránh tình trạng kiểm tra qua loa, đại khái. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này địi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cơ quan BHXH, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, trong công tác thanh tra, kiểm tra, cần phải thực hiện triệt để, kiên quyết và tiến hành thường xuyên; sử dụng đồng bộ biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm về đóng BHXH, thực hiện phạt tiền và thực hiện truy thu thông qua hệ thống Kho bạc hoặc Ngân hàng; hoặc phong toả tài khoản và các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ theo mức độ vi phạm. Đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm, và mức độ vi phạm nghiêm trọng cần xử lý quyết liệt bằng giải pháp khởi kiện ra toà án, buộc các doanh nghiệp này phải chấp hành đúng pháp luật BHXH.