Hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

bắt buộc đến năm 2015 TTNămSố đơn vị

3.3.6. Hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hộ

Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp nợ BHXH, trốn đóng BHXH, chiếm dụng BHXH của người lao động kéo dài có tác động xấu đến chính sách BHXH nói chung và chính sách thu BHXH nói riêng, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Để khắc phục tình trạng này, cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp: Cơ quan BHXH phải bố trí cán bộ chun quản theo dõi từng nhóm doanh nghiệp, thường xuyên bám sát các đơn vị, doanh nghiệp để đơn đốc thu nộp; thực hiện nghiêm việc tính lãi suất chậm nộp; gắn việc trích nộp BHXH với việc giải quyết các chế độ chính sách; phát huy hiệu quả của tổ thu nợ BHXH; xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa BHXH tỉnh với các Sở, Ban, Ngành; rà soát, phân loại các đơn vị nợ đọng để có kế hoạch xử lý; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc đóng - hưởng, đóng đến đâu xác nhận và giải quyết chế độ đến đó. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra các đơn vị nợ tiền BHXH. Kiên quyết xử phạt những đơn vị vi phạm, những đơn vị nợ đọng kéo dài thì hồn thiện các thủ tục khởi kiện ra toà án; việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ đọng kéo dài là việc làm mới mẻ, có nhiều vấn đề phức tạp. BHXH tỉnh phải chỉ đạo Giám đốc BHXH các huyện, thị, thành phố trực tiếp đứng tên nguyên đơn và phải làm kiên quyết, tránh nể nang, khơng dứt khốt, khơng triệt để. Bên cạnh đó có thể đăng báo hoặc các phương tiện đại chúng nêu tên những doanh

nghiệp ln nợ đọng, trốn đóng BHXH để gây áp lực đối với chủ sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đối với người lao động

Gắn chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT và thực hiện chế độ BHXH. Thu - cấp sổ, thẻ - giải quyết hưởng các chế độ BHXH là các khâu nghiệp vụ có quan hệ mật thiết, khơng tách rời nhau. Giải quyết các chế độ, đảm bảo quyền lợi thụ hưởng BHXH của người lao động gắn liền với q trình đóng BHXH; đây là khâu cuối cùng, như là yếu tố đầu ra của quá trình tái sản xuất xã hội của từng người lao động. Đây là biện pháp ràng buộc để quản lý thu BHXH được đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước. Người lao động có đóng BHXH thì được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, đóng đến đâu, mức đóng như thế nào thì được xác nhận trên sổ BHXH và thời hạn giá trị sử dụng trên thẻ BHYT tương ứng với thời gian đóng. Căn cứ vào sổ BHXH, cơ quan BHXH thực hiện giải quyết các chế độ BHXH khi có phát sinh. Như vậy, người lao động mặc dù hết tuổi lao động, đã đóng đầy đủ BHXH, nhưng chủ sử dụng lao động cịn nợ tiền đóng BHXH thì vẫn khơng được giải quyết các chế độ BHXH. Với những quy định như trên sẽ nâng cao vai trò trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Đây là trách nhiệm mang tính cộng đồng, nhằm ràng buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ cho tồn bộ số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH mới thực hiện các chế độ cho người lao động.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong thời gian tới, sẽ làm hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng tiền BHXH trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH; khắc phục được những mâu thuẫn trong nội bộ các doanh nghiệp với nhau. Một khi quyền lợi của người lao động được bảo đảm, chủ sử dụng lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc thực thi chính sách BHXH cho người lao động cũng có nghĩa là mối quan hệ “Chủ - Thợ” được cải thiện và tạo sự bình đẳng, lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn đối với việc phát triển kinh tế theo hướng bền vững tại tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w