Lựa chọn mơ hình nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 126 - 128)

D Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, khơng

1- tỷ lệ ký quỹ

4.4.2. Lựa chọn mơ hình nguồn tài trợ

Để duy trì quy mơ tài sản, đảm bảo khả năng chi trả và hoạt động bình thường của doanh nghiệp, đảm bảo giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro... doanh nghiệp cần phải lựa chọn được mơ hình tài trợ thích hợp. Có ba phương án tài trỢ:

- Sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) để tài trợ cho tổng tài sản. (hình 4.3.a):

- Sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên (TSCĐ và TSLĐ thường xuyên) và nguồn tài trợ ngắn hạn cho TSLĐ tạm thịi (Hình 4.3.b)

- Tồn bộ tài sản thường xuyên và một bộ phận tài sản tạm thời (bộ phận dự trữ an toàn) được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, phần tài sản tạm thòi còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn (hình 4.3.c).

Cần lưu ý rằng, khi áp dụng giải pháp huy động vốn như trên thì trong những giai đoạn doanh nghiệp khơng có nhu cầu tài trợ mang tính thời vụ, hoặc bất thường thì số vốn nhàn rỗi tất yếu sẽ phải gánh chịu một lượng chi phí nhất định, dẫn tới làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận xét: Nếu lựa chọn phương án 1, doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp nhưng chi phí sử dụng vón cao. Nếu lựa chọn phương án 2, rủi ro tiềm ẩn đối với doanh nghiệp sẽ cao hơn nhưng chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Phương án 3 là trung gian giữa hai phương án trên, do đó có độ rủi ro và chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lý. Bởi vì:

- Lãi suất nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất tài trợ dài hạn.

- Lãi suất ngắn hạn biến động thường xuyên hơn lãi suất dài hạn. - Dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn sẽ tăng nguy cơ rủi ro thanh toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 126 - 128)