Phương pháp nghiên cứu môn học

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 27 - 29)

Cũng như các môn khoa học khác, quản trị tài chính sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong quả trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu lý thuyết và q trình thực hành quản trị tài chính địi

hỏi phải quan tâm đến một số vấn đề mang tính phương pháp chung sau:

Thứ nhất, phải có quan điểm hệ thống với các nội dung:

(1) Mặc dù người ta đã giới hạn cho các hệ thông, các hoạt động của một doanh nghiệp để có thể phân tích và nghiên cứu chúng, nhưng khơng bao giị chúng tách biệt nhau một cách hoàn toàn.

(2) Các sự vật và hiện tượng trong và ngoài doanh nghiệp cũng như trong tư duy của con người đều có mốì liên hệ hoặc phụ thuộc lẫn nhau. Nhị có các mốì liên hệ đó mà chúng có thể liên kết với nhau thành một thể thông nhất.

(3) Mỗi hệ thống, mỗi lĩnh vực hoạt động là một “tập” của nhiều hệ thống con.

Thứ hai, quản trị tài chính phải được tiếp cận bằng phương

pháp tình huống.

Mỗi quyết định, mỗi ứng xử trong thực hành quản trị là đúng hay không đúng đều phải được xem xét trong các điều kiện và tình huống cụ thể. Khơng có một khn mẫu quản trị tài chính ln đúng cho mọi hồn cảnh và điều kiện. Việc áp dụng các nguyên lý quản trị nhất thiết phải tính tới hệ thống các bối cảnh và ràng buộc của điều kiện chủ quan và khách quan. Điều đó có nghĩa là, phải trang bị đầy đủ lý luận, nhưng khơng được “tầm chương trích cú” và trở thành nô lệ của sách vở và kiến thức. Phải vận dụng kinh nghiệm, độc lập suy nghĩ và sáng tạo. Cùng với việc tích lũy kiến thức, phải nâng cao năng lực thực hành. Đó là những nguyên tắc mà các nhà quản trị cần luôn ghi nhớ.

Tóm lại, quản trị tài chính là một mơn khoa học, do vậy cần phải đổì xử với nó như một môn khoa học. Đồng thời quản trị tài chính cịn là một nghệ thuật, có những bí mật nghề nghiệp mà chỉ có người tận tâm, tận lực vối nghề mới có hy vọng khai phá và nắm giữ được nó. Vì vậy, để trở thành nhà quản trị tài chính giỏi, mỗi ngưdi đều phải học, phải hành, phải tích lũy kinh nghiệm, suy nghĩ sáng tạo và rèn luyện phẩm chất đạo đức và tư cách bản thân mình.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 27 - 29)