Động cơ của việc giữ tiền

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 61 - 62)

. un CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ bộ phận NGmới = NGcũ + r ,_7-1;

QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

3.2.1. Động cơ của việc giữ tiền

Tiền là một bộ phận TSLĐ không sinh lời hoặc tỷ lệ sinh lời rất thấp. Hơn nữa, do sức mua của tiền tệ ln có xu hướng giảm đi do ảnh hưởng của lạm phát, nên có thể nói tỷ lệ sinh lời thực của tiền là một số âm. Bởi vậy việc duy trì mức tiền hợp lý nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu tiền là một vấn đề quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần giữ một lượng tiền nhất định bởi các lý do chính sau đây:

- Một là, để thực hiện các giao dịch: Động cơ chủ yếu của nắm giữ tiền trong doanh nghiệp là để làm thông suốt các giao dịch kinh doanh. Tiền là tài sản có tính lỏng cao nhất. Từ tiền doanh nghiệp có thể chuyển ngay sang các hàng hóa khác. Nếu doanh nghiệp không giữ tiền mà chỉ giữ các tài sản khác thì các chi phí giao dịch có thể rất cao, hơn nữa lại mất nhiều thời gian cho một giao dịch kinh doanh thơng thường vì các tài sản khác có tính thanh khoản thấp hơn. Từ tài sản đang nắm giữ doanh nghiệp phải chuyển nó thành tiền, sau đó mới dùng tiền để mua hàng hóa mà doanh nghiệp cần. Động cơ này gọi là động cơ kinh doanh.

- Hai là, để đáp ứng nhu cầu chi trả và thanh tốn: Ngồi nhu cầu sử dụng tiền để mua tài sản, hàng ngày hàng giờ ở doanh nghiệp cịn phải dùng tiền để thanh tốn các món nợ, các khoản phải trả, phải nộp khác như: trả lương cơng nhân, nộp thuế nhà

nước... Nếu khơng có tiền để thanh tốn các khoản phải trả, phải nộp tất yếu cũng gây nên những khó khăn và bất lợi nhất định đối với doanh nghiệp.

- Ba là, để dự phòng và đầu cơ: Dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp đơi khi khơng thể dự đốn trước được. Do vậy, doanh nghiệp cần phải giữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho các nhu cầu ngẫu nhiên, khơng xác định được trước. Điều đó giúp doanh nghiệp duy trì được khả năng thanh tốn, ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp ở mọi thời điểm. Ngồi ra, tiền cịn được dùng để thỏa mãn lợi thế mua sắm của doanh nghiệp khi có cơ hội kinh doanh. Nguồn tiền này được gọi là ngân quỹ đầu cơ.

* Ưu điểm của việc nắm giữ tiền:

Thanh tốn nhanh các nghĩa vụ đối với chủ nợ, Có nhiều cơ hội kinh doanh,

Có cơ hội nhận được chiết khấu,

Đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động thay đổi theo mùa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 61 - 62)