Phân loại tài sản cô' định

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 29 - 32)

QUẢN TRỊ TÀI SẢN cô ĐỊNH

2.1. Phân loại tài sản cô' định

2.1.1. Khái niệm

Bất cứ quá trình kinh doanh nào cũng cần có sự hiện diện của 3 yếu tơ' cơ bản, đó là: đơ'i tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Bộ phận tư liệu lao động có giá trị lốn và thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển giá trị mang tính dài hạn (như nhà xưởng, văn phịng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, giá trị quyền sử dụng đất...) được gọi là TSCĐ. Nói cách khác, TSCĐ là

những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng (thu hồi, luân chuyển giá trị) dài.

Dấu hiệu nhận biết TSCĐ: Thông thường một tài sản được coi

là TSCĐ nếu thoả mãn đồng thời ba điều kiện:

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động.

- Có thời gian sử dụng dài, thường từ 1 năm trở lên.

- Có giá trị lớn, đạt đến một mức độ nhất định. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào qui định của từng quốc gia trong từng thời kỳ.

Những tài sản không hội đủ các tiêu chuẩn kể trên được coi là TSLĐ của doanh nghiệp. Việc nhận biết và phân biệt TSCĐ với TSLĐ có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong công tác nghiên cứu mà cịn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng tài sản một cách tốt nhất.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay. Theo chế độ quản lý tài chính

hiện hành (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC), 1 tài sản của doanh nghiệp nếu thoả mãn đồng thời 4 điều kiện sau thì được coi là TSCĐ:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

+ Nguyên giá phải được xác định một cách tin cậy; + Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

+ Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.

2.1.2. Đặc điểm

Có nhiều loại TSCĐ khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song chúng đều có các đặc điểm chung sau đây:

+ TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vói vai trị là các tư liệu lao động chủ yếu.

+ Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ hầu như không thay đổi, song giá trị và giá trị sử dụng giảm dần.

Trong quá trình TSCĐ tồn tại và được sử dụng, giá trị và giá trị sử dụng của nó bị giảm đi do tác động của nhiều yếu tố. Hiện tượng này được gọi là sự hao mịn TSCĐ. Nói cách khác, hao mịn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Trong thực tế có hai loại hao mịn TSCĐ: hao mịn hữu hình và hao mịn vơ hình.

- Hao mịn hữu hình của TSCĐ

Đây là sự hao mòn về hiện vật và giá trị của TSCĐ trong quá trình chúng tồn tại và sử dụng. Hình thức hao mịn này được biểu hiện dưới hai khía cạnh:

Về mặt hiện vật: giá trị sử dụng của TSCĐ giảm đi thể hiện ở sự thay đổi trạng thái vật lý, sự giảm sút về chất lượng và tính năng cơng dụng ban đầu. Nếu q trình này cứ tiếp diễn thì đến một lúc nào đó TSCĐ sẽ khơng cịn sử dụng được nữa. Muốn khơi phục lại giá trị sử dụng của nó thì phải sửa chữa, hoặc thay thế.

Về mặt giá trị: hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị của TSCĐ và phần giá trị hao mòn này thường được các nhà quản lý tính tốn và hạch tốn vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Nguyên nhân của hao mịn hữu hình là do các tác động cơ, hóa học xảy ra với TSCĐ khi chúng tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và do tác động của điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của môi trường sử dụng TSCĐ. Mức độ hao mịn hữu hình phụ thuộc vào cường độ sử dụng TSCĐ, việc chấp hành các quy trình kỹ thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ.

Đốì với TSCĐ hữu hình, hao mịn hữu hình được thể hiện cả vê' mặt hiện vật và giá trị. Tuy nhiên, đốì vối TSCĐ vơ hình, hao mịn hữu hình chỉ thể hiện về mặt giá trị mà thơi.

- Hao mịn vơ hình của TSCĐ

Hao mịn vơ hình là sự giảm đi thuần tuý về mặt giá trị (hay giá trị trao đổi) của TSCĐ do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có một số nguyên nhân cơ bản sau dẫn đến hao mịn vơ hình TSCĐ:

Một là, TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do sự xuất hiện của TSCĐ như cũ nhưng vối giá rẻ hơn. Nguyên nhân cơ bản của hình thức hao mịn này là do tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng lên, kết quả là giá thành sản xuất TSCĐ giảm xuống, từ đó doanh nghiệp sản xuất ra TSCĐ có điều kiện để hạ giá bán.

Hai là, TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do xuất hiện những TSCĐ mới, hồn thiện và hiện đại hơn về tính năng kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất đã tạo ra những TSCĐ hoàn thiện và hiện đại hơn và có thể thay thế TSCĐ cũ, từ đó làm cho giá trị trao đổi của TSCĐ cũ bị giảm.

Ba lă, TSCĐ bị mất hoàn toàn giá trị trao đổi do sự kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, dẫn đến những TSCĐ sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Ke cả trường hợp các máy móc thiết bị, quy trình cơng nghệ... cịn nằm trên các dự án thiết kế song đã trở nên lạc hậu tại thời điểm đó. Do vậy, hao mịn vơ hình xảy ra đối với cả TSCĐ hữu hình và vơ hình.

Nguyên nhân của hiện tượng kể trên trưốc hết là do sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự xuất hiện những sản phẩm mới thay thế và làm kết thúc chu kỳ sông của sản phẩm cũ, hậu quả là những TSCĐ dùng để sản xuất ra những sản phẩm cũ bị lạc hậu, giảm hoặc mất tác dụng. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sự kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm không phải do tiến bộ khoa học kỹ thuật mà do các nguyên nhân khác như thay đổi thị hiếu, tập quán... của người tiêu dùng. Tuy vậy, nguyên nhân cơ bản và bao trùm hiện tượng hao mịn vơ hình TSCĐ là do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Việc nghiên cứu các loại hao mòn TSCĐ và nguyên nhân gây ra chúng là căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp hạn chế và khắc phục hao mòn. Đồng thời, đây cũng là một trong những cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, khai thác sử dụng, quản lý, trích khấu hao và đổi mới TSCĐ phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)