Nội dung quản trị tiền

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 62 - 65)

. un CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ bộ phận NGmới = NGcũ + r ,_7-1;

QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

3.2.2. Nội dung quản trị tiền

Quản trị tiền đề cập đến việc quản lý tiền mặt, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng. Đốì vối doanh nghiệp, nội dung của quản lý tiền bao gồm: Tăng tốc độ thu hồi tiền, giảm tốc độ chi tiêu và lập ngân sách thu chi tiền tệ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ thu tiền và giảm tốc độ chi tiêu có mốì quan hệ trực tiếp với chính sách quản lý hàng tồn kho, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và mục tiêu trên không phải lúc nào cũng thực hiện được. Trên thực tế vẫn có nhũng thời điểm hoặc thời kỳ doanh nghiệp phải tăng chi và giảm tốc độ thu tiền.

* Tăng tốc độ thu hồi tiền

Một nguyên tắc đơn giản trong quản lý tiền là tăng tốc độ thu hồi tiền. Nguyên tắc này giúp cơng ty ổn định tình hình tài chính, tình hình thanh tốn và tăng khả năng sinh lịi trên khối lượng tiền thu hồi sốm và do đó có thể tăng vốn cho đầu tư.

Có nhiều biện pháp để tăng tốíc độ thu hồi tiền:

- Áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng cách đưa lại cho khách hàng các mơì lợi như áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn.

- Áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp vởi từng đối tượng khách hàng.

- Lựa chọn các phương tiện chuyển tiền và địa điểm thanh tốn thích hợp.

- TỔ chức công tác theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ.

* Giảm tốc độ chi tiêu

Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền, doanh nghiệp còn có thể thu lợi bằng cách giảm tốc độ chi tiêu để có thêm tiền đầu tư sinh lợi. Có một sơ' chiến thuật mà doanh nghiệp có thể sử dụng để chậm thanh toán các hoá đơn mua hàng như:

- Tận dụng tối đa thời gian chậm thanh toán trong giới hạn cho phép.

- Lựa chọn phương thức, phương tiện và địa điểm thanh tốn thích hợp.

- Thay vì dùng tiền thanh tốn sớm các hố đơn mua hàng người quản lý tài chính có thể trì hỗn việc thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt, hay sự suy giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn những lợi ích từ việc thanh tốn chậm mang lại...

* Lập ngân sách thu chi tiền tệ

Việc tăng tốc độ thu hồi tiền và giảm tốíc độ chi tiêu trong phạm vi những giới hạn và vị thế tín dụng của doanh nghiệp là những nội dung quan trọng của quản lý tiền. Tuy nhiên, điều đó khơng đủ hỗ trợ cho các nhà quản lý tài chính trong việc thoả mãn các nhu cầu chi tiêu và đầu tư sinh lợi bằng tiền của doanh nghiệp. Bởi vậy, một nội dung quan trọng khác của quản lý tiền là việc hoạch định ngân sách (kế hoạch) thu chi tiền. Để lập được kế hoạch này doanh nghiệp phải dự báo được tổng thu và nhu cầu chi tiền trong kỳ.

Tổng lượng tiền thu được trong kỳ thường bao gồm:

- Bán hàng kỳ trước thu tiền trong kỳ này (tiền hàng bán chịu kỳ trước).

- Bán hàng kỳ này thu tiền trong kỳ này (tiền hàng bán trả ngay).

- Bán hàng kỳ sau thu tiền trong kỳ này (tiền hàng người mua trả trước).

- Các khoản thu khác.

Tổng lượng tiền chi trong kỳ thường bao gồm:

- Mua hàng kỳ trước trả tiền trong kỳ này (tiền hàng mua chịu kỳ trước).

- Mua hàng kỳ này trả tiền trong kỳ này (tiền hàng mua trả ngay).

- Mua hàng kỳ sau trả tiền trong kỳ này (tiền hàng trả trưốc người bán).

- Trả lương cán bộ công nhân trong kỳ. - Tiền thuế phải nộp trong kỳ.

- Lãi vay phải trả trong kỳ. - Các khoản chi khác.

Kế hoạch thu chi tiền tệ thường được xây dựng theo quý, tháng và tuần. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính xác thực của ngân sách thu chi tiền là những dự báo về doanh số bán hàng, mua hàng và tình hình thanh tốn.

Kết quả dự báo về tình hình thu chi tiền là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị tài chính có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ: khi dự báo thấy tiền dư thừa, doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền này để đầu tư chứng khốn có khả năng thanh khoản cao, ngược lại khi thiếu hụt cạn tổ chức huy động nguồn thích hợp để bảo đảm khả năng thanh toán.

Bảng 3.1 dưới đây cho thấy một mẫu về hoạch định ngân sách thu chi tiền của doanh nghiệp.

Bảng 3.1. Dự báo thu chi tiền tệ của doanh nghiệp Khoản mục Tháng 12 1 2 3 4 5 6 Thu 1. Doanh số bán 2. Bán chịu 3. Thu sau 1 tháng 4. Thu sau 2 tháng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 62 - 65)