. un CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ bộ phận NGmới = NGcũ + r ,_7-1;
T c K = X B + X
3.3.2. Phân tích, dánh giá các khoản phải thu
Người làm cơng tác quản lý tài chính phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu, đồng thời thường xuyên đôn đốc khách nợ
để thu hồi đúng hạn. Theo định kỳ nhất định, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết theo từng khách nợ. Tổng nợ phải thu có thể phân loại theo các tiêu thức sau:
- Nhóm 1, nợ loại A (nợ có độ tin cậy cao hay nợ đủ tiêu chuẩn): thường bao gồm các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn. Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức, uy tín và thương hiệu.
- Nhóm 2, nợ loại B (nợ có rủi ro thấp hay nợ cần chú ý): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ. Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền thống, có độ tin cậy.
- Nhóm 3, nợ loại c (nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưối tiêu chuẩn): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khơng ổn định, hiện tại có khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.
- Nhóm 4, nợ loại D (nợ ít có khả năng thu hồi và nợ q hạn khó địi hay nợ nghi ngờ): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thòi hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, khơng có triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý khơng thanh tốn nợ.
- Nhóm 5, nợ loại E (nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản khơng có khả năng trả nợ hoặc không tồn tại.
Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng thực trạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền
của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nợ xấu (bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5) cao, chứng tỏ chất lượng quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém. Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai các biện pháp giải quyết thích hợp. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để xây dựng chính sách tín dụng trong các kỳ tiếp theo.
Bảng 3.2. Bảng xếp hạng nợ của doanh nghiệp
STT Nhóm nợ Xếp hạng Các dấu hiệu đặc trưng Các biện pháp kiểm soát nợ 1 Nợ có độ tin cậy cao A Khách nợ là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức, uy tín và thương hiệu Sử dụng các biện pháp kiểm sốt nợ thơng thường, duy trì mối quan hệ tốt với khách nợ. 2 Nợ có rủi ro thấp Đ Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền thống, có độ tin cậy. Sử dụng các biện pháp kiểm sốt nợ thơng thường.