Khái niệm và mục đích khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 36 - 37)

QUẢN TRỊ TÀI SẢN cô ĐỊNH

2.2.1. Khái niệm và mục đích khấu hao TSCĐ

Qua các nội dung nghiên cứu ở trên cho thấy, TSCĐ bị giảm dần giá trị trong quá trình dự trữ và tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và đến một lúc nào đó TSCĐ sẽ không sử dụng được nữa cần phải đổi mới và thay thế. Để có nguồn tài chính đầu tư TSCĐ khi cần thiết, doanh nghiệp phải tính tốn, xác định phần giá trị hao mịn TSCĐ và dịch chuyển nó vào chi phí sản xuất kinh doanh, hay giá trị sản phẩm, dịch vụ tạo ra. Phần giá trị này cần được thu hồi thông qua hoạt động khấu hao TSCĐ. Như vậy, khấu hao TSCĐ là q trình tính tốn, xác định

và thu hồi phần giá trị TSCĐ hao mịn đã dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh, hay giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong thực tế, việc xác định chính xác giá trị TSCĐ hao mịn là khơng thể thực hiện được. Hơn nữa, mục đích chủ yếu của khấu hao là xác định phần giá trị TSCĐ cần được thu hồi và tích luỹ lại nhằm đảm bảo nguồn vốn cho tái đầu tư TSCĐ. Cho nên việc xác định chính xác giá trị hao mịn TSCĐ khơng quan trọng bằng việc

đạt được mục đích của khấu hao. Vì vậy, việc tính khấu hao theo phương pháp nào còn tùy thuộc vào mục đích thu hồi vốn, thực tế sử dụng tài sản ở mỗi doanh nghiệp và cơ chế quản lý khấu hao TSCĐ của Nhà nước trong từng thịi kỳ. Đó cũng là lý do giải thích tại sao, trong cơng tác kế tốn, việc khấu hao được thực hiện bằng cách phân bổ giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hay,

khấu hao là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.

Phần giá trị hao mòn (hay phần giá trị TSCĐ phân bổ) được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh, hay giá trị sản phẩm, dịch vụ tạo ra được coi là một yếu tơ' chi phí và được gọi là chi phí khấu hao TSCĐ. Bộ phận chi phí này thể hiện dưới hình thái tiền tệ được gọi là tiền khấu hao. Sau khi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ, sơ' tiền khấu hao được tích luỹ lại và trở thành nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo tái đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi chưa có nhu cầu đầu tư TSCĐ mới, nguồn vô'n thu hồi được từ việc khấu hao tồn tại dưới hình thức là một bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp và doanh nghiệp được sử dụng linh hoạt bộ phận này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 36 - 37)