Phân loại TSLĐ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 59 - 61)

. un CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ bộ phận NGmới = NGcũ + r ,_7-1;

QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

3.1.3. Phân loại TSLĐ

Phân loại TSLĐ là việc phân chia, sắp xếp TSLĐ của doanh nghiệp ra thành từng nhóm nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý TSLĐ. Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà TSLĐ của doanh nghiệp được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau. Sau đây là một số tiêu thức phân loại thường được sử dụng.

* Dựa vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh

TSLĐ được chia thành TSLĐ trong khâu dự trữ, TSLĐ trong khâu sản xuất và TSLĐ trong khâu lưu thông.

+ TSLĐ trong khâu dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liêu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động... dự trữ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành được thường xuyên, liên tục.

+ TSLĐ trong khâu sản xuất bao gồm sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Trong doanh nghiệp thương mại thuần tuý thì khơng có bộ phận TSLĐ ở khâu này.

+ TSLĐ trong khâu lưu thông bao gồm thành phẩm, tiền, các khoản thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn, các khoản phải thu...

* Dựa vào hình thái biểu hiện của tài sản thì TSLĐ của doanh

nghiệp được chia thành: vật tư, hàng hoá và tiền.

+ Vật tư, hàng hố bao gồm ngun nhiên vật liệu, cơng cụ, dụng cụ, bao bì, vật đóng gói, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hoá đang được dự trữ ở các khâu và địa điểm của quá trình kinh doanh như: hàng mua và hàng bán đang đi trên đường, hàng đợi kiểm nghiệm, hàng gửi bán, hàng tại kho và các điểm bán hàng.

+ Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản vốn trong thanh toán.

* Ở Việt Nam, theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành, TSLĐ của các doanh nghiệp bao gồm:

+ Tiền, bao gồm: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

+ Các khoản phải thu, bao gồm: phải thu từ khách hàng (người mua), phải thu từ nhà cung cấp (người bán) trong trường hợp trả trước tiền hàng, phải thu từ nhà nước về thuế giá trị gia tăng được hoàn thuế, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác và dự phịng các khoản phải thu khó địi.

4- Vật tư, hàng tồn kho, bao gồm: Hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa tồn kho; hàng gửi bán, dự phịng giảm giá hàng hóa tồn kho.

+ TSLĐ khác, gồm: tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

Việc phân loại TSLĐ có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Qua nghiên cứu giúp nhà quản trị thấy được tính hợp lý hoặc khơng hợp lý của các bộ phận tài sản cũng như cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Tình hình TSLĐ của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được phản ánh tổng quát ở bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp trong thời kỳ đó (sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần phụ lục).

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 59 - 61)