Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 71 - 73)

. un CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ bộ phận NGmới = NGcũ + r ,_7-1;

T c K = X B + X

3.3.1. Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

đến chính sách tín dụng

* Chính sách tín dụng

Bán chịu hàng hố là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho các khách hàng của mình (tín dụng thương mại) và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu. Độ lớn và rủi ro của các khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chính sách tín dụng là một nhân tố quan trọng. Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực hiện thơng qua việc kiểm sốt các biến số sau:

- Tiêu chuẩn tín dụng. Nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín dụng tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn đó thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hố. Tiêu chuẩn tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ, giá trị sản phẩm cao hay thấp...

- Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối vối các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn.

- Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): là quy định về độ dài thời gian của các khoản tín dụng.

Chiết khấu thanh tốn và thời gian bán chịu chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng. Chẳng hạn, một thương vụ mua bán có quy định “2/10 net 30”. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ chiết khấu 2% nếu hoá đơn bán hàng được thanh tốn trong vịng 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Mặt khác, số tiền hàng phải được thành tốn trong vịng 30 ngày, nếu không đúng hạn sẽ phải chịu lãi suất phạt (lãi suất quá hạn).

- Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần hay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đốì các khoản tín dụng q hạn.

* Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng

Có nhiều yếu tố tác động đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Sau đây là một số yếu tô' cơ bản:

+ Điều kiện của doanh nghiệp

Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và tiềm lực tài chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mơ lốn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu bền thường cho phép mở rộng chính sách tín dụng hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hỏng, mất phẩm chất, khó bảo quản. Đơì với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lốn cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.

+ Điều kiện của khách hàng

Điều kiện của khách hàng được đánh giá dựa vào các phán đoán sau:

(1) Vốn hay sức mạnh tài chính (Capital): là thước đo về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán. Yếu tố này được xác định dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh.

(2) Khả năng thanh toán (Capacity): được đánh giá qua các hệ

số thanh toán chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán

lãi vay... của khách hàng.

(3) Tư cách tín dụng (Character): là thái độ tự giác đốì với việc thanh tốn nợ của khách hàng. Yếu tố này được coi là rất quan trọng vì mỗi một giao dịch tín dụng được ngầm hiểu là một sự hứa hẹn thanh toán.

(4) Vật thế chấp (Collateral): là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của mình.

(5) Điều kiện kinh tế (Condition): là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh tốn của khách hàng đơì với món nợ.

Thơng tin về khách hàng có thể thu thập được thơng qua việc điều tra trực tiếp như phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phân tích thơng tin thu thập từ các nhà cung cấp trước đó, đến thăm khách hàng... Đồng thịi, có thể thu thập thông tin từ các trung tâm xử lý dữ liệu về vị thế tín dụng của các doanh nghiệp.

Kết quả điều tra là căn cứ quan trọng để xác định chính sách tín dụng đổì với khách hàng. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, uy tín (hay tư cách tín dụng) thấp khơng thể thực hiện một chính sách tín dụng nới lỏng như những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, ln giữ chữ tín trong quan hệ thanh tốn.

+ Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng

Để đánh giá lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng, doanh nghiệp cần dự báo, tính tốn các thơng số sau:

- Sơ' lượng và giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ. Thơng thường, doanh thu sẽ có xu hưởng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nởi lỏng, tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài và phương thức thu tiền bớt gắt gao.

- Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nỢ: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro.

- So sánh lợi nhuận gộp do doanh số bán tăng lên với những chi phí tăng thêm do sự thay đổi của chính sách tín dụng gây ra.

Việc thiết lập chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tối tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu các tiêu chuẩn tín dụng q cao có thể loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng, do đó làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu tiêu chuẩn tín dụng q thấp có thể làm tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng làm cho rủi ro tín dụng tăng, gia tăng các khoản nợ khó địi, chi phí thu tiền cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 71 - 73)