QUẢN TRỊ NGUỔN TÀI TRỮ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 89 - 91)

D Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, khơng

QUẢN TRỊ NGUỔN TÀI TRỮ

Để đáp ứng nhu cầu vôh cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kê hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp - tuỳ theo hình thức pháp lý, điều kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm riêng, có chi phí khác nhau. Vì vậy để giảm thiểu chi phí sử dụng vơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định tình hình tài chính, đảm bảo năng lực thanh tốn... mỗi doanh nghiệp cần tính tốn và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp. Nội dung của chương 4 sẽ giới thiệu một số nguồn tài trợ chủ yếu, ưu nhược điểm của mỗi nguồn, cách xác định chi phí và những phương hướng chung trong việc lựa chọn nguồn tài trợ.

4.1. Phân loại nguồn tài trỢ

Có nhiều cách phân loại nguồn tài trợ. Sau đây là một số tiêu thức thường được sử dụng:

4.1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu

Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vôn chủ sở hữu, các khoản nợ và các nguồn vốn khác.

* Vôh chủ sở hữu: là số vôh thuộc quyền sở hữu của chủ doanh

nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiêm hữu, chi phơi và định đoạt.

Xét theo q trình hình thành và phát triên của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn đầu tư ban đầu: Là sô vôn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ). Vôn điều lệ mà chủ doanh nghiệp đâu tư khi mới thành lập nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp nhưng tối thiểu phải bằng mức vôn

pháp định do Nhà nước quy định (Vốn pháp định là mức vốn tơì thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp). Các doanh nghiệp do khác nhau về hình thức pháp lý nên chủ thể góp vơn chủ sở hữu cũng khác nhau. Doanh nghiệp nhà nước, vôn chủ sở hữu được đầu tư bằng nguồn vốn của NSNN và của các chủ đầu tư khác (nếu có), cơng ty cổ phần vốn chủ sở hữu do các cổ đơng đóng góp, cơng ty TNHH vốn chủ sở hữu do các thành viên góp, doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp đầu tư.

- Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm đi do chủ doanh nghiệp đề nghị tăng hoặc giảm vôn điều lệ, doanh nghiệp tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hoặc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Đốì với cơng ty cổ phần, vốh chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tăng lên nhờ vào việc phát hành cổ phiếu mối.

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, là một trong các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để bảo đảm an toàn trong hoạt động thanh toán cuối cùng của doanh nghiệp.

* Các khoản nỢ: Là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay

của các NHTM, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thơng qua phát hành trái phiếu, vốn vay từ người lao động trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua bán chịu hàng hóa (cịn gọi là tín dựng thương mại) và đi th tài sản dưói các hình thức th hoạt động và thuê tài chính.

Nợ là một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp phải trả chi phí dù kinh doanh có hiệu quả hay khơng có hiệu quả, nên nhìn chung doanh nghiệp không thể phân chia rủi ro cho các chủ nợ. Tùy theo hình thức vay, thời gian Vay và chủ thể tài trợ khác nhau... mà chi phí sử dụng vốn cũng khác nhau. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh càng cao, nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ nợ sẽ càng làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỏ hữu. Vì vậy, với những dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh có khả năng mang lại thu nhập cao và ổn định thì nên tăng cường sử dụng nguồn tài trợ

này. Ngược lại, với những dự án đầu tư mạo hiểm, thu nhập bấp bênh thì nên tăng cưdng vốn chủ sở hữu. Bảng 4.1 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy một số điểm khác nhau giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ.

Bảng 4.1. Những khác biệt cơ bản giữa nguồn vốn

vốn chủ sỏ hữu và nợ

Nguồn tài trợ

NỢ Vốn chủ sỏ hữu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)