30 Số ngày nợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 101 - 108)

D Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, khơng

4. Doanh nghiệp khơng phải hồn trả khoản tiền đã huy động được trừ khi doanh nghiệp

30 Số ngày nợ

Số ngày nợ quá hạn Số ngày quá hạn Số vòng quay vốn vay theo hợp đổng Số vòng quay vốn vay thực tế Số ngày của một vòng quay vốn vay theo hợp đồng

Như vậy nếu doanh nghiệp được vay theo phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các thủ tục và chi phí về thời gian trong mỗi lần vay vốn, qua đó góp phần giảm chi phí thực tê' khi sử dụng vô'n vay, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động về nguồn vốn để thực hiện các kê' hoạch kinh doanh.

* Tín dụng thấu chi

Tín dụng thấu chi là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vượt sô' dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai.

Đặc điểm:

- Ngân hàng quy định một hạn mức tín dụng trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, nhờ đó mà khách hàng được chủ động sử dụng quá sơ' dư trên tài khoản vãng lai của mình đến hạn mức đã thỏa thuận trong một thời gian nhất định.

- Khách hàng được sử dụng hạn mức tín dụng này một cách chủ động bằng cách phát hành séc, hoặc các cơng cụ thanh tốn khác mang tên tài khoản vãng lai (TKVL là loại TK mà 2 bên thỏa thuận mở cho nhau để ghi nợ, ghi có về những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình tiền gửi và tiền vay của khách hàng. Thực chất đây là loại tài khoản lưỡng tính thay cho 2 tài khoản: tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay).

- Trong thời gian hợp đồng, doanh sô' vay nợ trên TKVL có thể lớn hơn nhiều lần hạn mức tín dụng bởi hạn mức tín dụng là số dư nợ tối đa mà khách hàng được phép có trên TKVL tại bất cứ thịi điểm nào trong thòi hạn hợp đồng.

Điều kiện phổ biến để khách hàng được cấp tín dụng thấu chi là doanh nghiệp phải có năng lực tài chính mạnh, có quan hệ vay trả thường xun và có uy tín vối ngân hàng.

Quy trình nghiệp vụ thấu chi: sau khi ký hợp đồng tín dụng thấu chi, khách hàng có quyền chủ động phát hành chứng từ thanh toán (séc bảo chi, rút tiền mặt để chi trả lương...) vượt số dư tài khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu chi trả tạm thịi.

Ưu điểm của tín dụng thấu chi (xét về phía người vay): người vay khơng phải thế chấp tài sản, không phải làm các thủ tục vay vốn mỗi khi phát sinh nhu cầu chi trả tạm thời, đảm bảo tính chủ động trong q trình thanh tốn.

So sánh cho vay theo hạn mức tín dụng và tín dụng thấu chi

+ Giơng nhau:

- Cả 2 hình thức đều bị ràng buộc bởi một hạn mức tín dụng (mức dư nợ tơì đa mà khách hàng được phép sử dụng trong thời hạn nhất định được ghi trong hợp đồng).

- Cả 2 hình thức này đều chỉ áp dụng với những khách hàng có độ tin cậy cao với ngân hàng.

+ Khác nhau:

- Mức độ tín nhiệm của khách hàng được vay theo hình thức thấu chi thường địi hỏi cao hơn so vối tín dụng theo hạn mức.

- Hạn mức tín dụng trong cho vay theo hình thức thấu chi thường thấp hơn so với cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Mục đích cho vay theo hình thức tín dụng thấu chi thường để đáp ứng nhu cầu thanh tốn bị thiếu hụt có tính chất tạm thời. Do đó việc xác định hạn mức tín dụng trong hình thức cho vay này khơng dựa vào việc thẩm định các dự án, hay kế hoạch kinh doanh và nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, hay kế hoạch kinh doanh đó. Trái lại, cho vay theo hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nên hạn mức tín dụng được xác định dựa vào nhu cầu vốn để thực hiện các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các chứng từ cần thiết trong cho vay theo hạn mức tín dụng phức tạp hơn cho vay theo hình thức tín dụng thấu chi. Trong vay vốn theo hạn mức tín dụng, ngồi các chứng từ gốc như hoá đơn, vận đơn, các chứng từ thanh tốn, người vay cịn phải lập bảng kê chứng từ xin vay; cịn khi vay theo hình thức thấu chi người vay chỉ cần phát hành các chứng từ thanh toán mang tên tài khoản vãng lai, miễn là mức chi tiêu ghi trên chứng từ thanh toán phải phù hợp với hạn mức tín dụng được phép.

- Trong cho vay theo hình thức tín dụng thấu chi ngân hàng hạch tốn qua tài khoản vãng lai, cịn cho vay theo hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng ngân hàng hạch toán vào tài khoản tiền vay (độc lập với tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp).

* Chiết khấu chứng từ có giá

Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán. Số" tiền mua lại quyền thụ hưởng này chính là mức tài trợ chiết khấu, nó được tính bằng phần cịn lại giá trị của chứng từ sau khi trừ đi lãi chiết khấu cùng với phí dịch vụ theo cơng thức:

Md = M X [ 1 - (Rd X T/360)] - c

Trong đó: Md: mức tài trợ chiết khấu chứng từ

T: thời hạn cịn lại của chứng từ (tính theo ngày) Rd: lãi suất chiết khấu chứng từ

C: phí dịch vụ

Trong nghiệp vụ chiết khấu, lãi suất chiết khấu ngân hàng áp dụng có khi cộng thêm khoản tỷ lệ phụ trội nhằm chống đỡ rủi ro tài trợ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào khả năng truy đòi người trả tiền chứng từ có giá.

Có hai hình thức chiết khấu:

- Chiết khấu miễn truy địi: là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết khấu khơng có quyền địi tiền người xin chiết khấu nếu đến ngày thanh tốn chứng từ ngân hàng khơng địi được tiền từ người trả tiền chứng từ có giá.

- Chiết khấu truy địi: là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết khấu có quyền đòi tiền người xin chiết khấu nếu đến ngày thanh toán chứng từ ngân hàng khơng địi được tiền từ người trả tiền chứng từ có giá.

Trong hai hình thức chiết khấu trên, chiết khấu miễn truy đòi rủi ro tiềm ẩn đốỉ với ngân hàng chiết khấu cao hơn. Vì vậy, hình thức chiết khấu này thường chỉ được thực hiện đơì vởi nhũng chứng từ mà người trả tiền chứng từ là những chủ thể đáng tin cậy, lãi suất chiết khấu thường cũng cao hơn so với chiết khấu truy địi.

* Bao thanh tốn (Factoring)

Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.

Các phương thức bao thanh toán: Khác với chiết khấu chứng từ có giá (chỉ thực hiện đơì với từng chứng từ riêng biệt), bao thanh tốn có thể được thực hiện từng lần hoặc bao thanh toán theo hạn mức.

Bao thanh toán từng lần: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đốỉ với các khoản phải thu của bên bán hàng.

Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh tốn duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Hạn mức bao thanh tốn là tổng số dư tơì đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng trong hợp đồng bao thanh tốn. Sơ' dư bao thanh tốn là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng.

Bao thanh tốn cũng có hai hình thức: bao thanh tốn có quyền truy địi và bao thanh tốn khơng có quyền truy địi.

Khi nhận tài trợ bằng hình thức bao thanh tốn, doanh nghiệp phải trả lãi và phí cho ngân hàng bao thanh tốn. Lãi được tính căn cứ vào số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước và mức lãi suất thị trường. Phí được tính theo một tỷ lệ % nhất định trên giá trị khoản phải thu để chi trả chi phí bù đắp rủi ro tỉn dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác trong hoạt động ngân hàng.

Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, tùy theo tiềm lực tài chính, uy tín của doanh nghiệp với ngân hàng mà người vay có thể phải thế chấp hoặc khơng thế chấp tài sản. Trên thực tế người vay phải thế chấp tài sản là điều kiện có tính phổ biến.

4.2.3.2. Chi phí của các khoản vay ngắn hạn

Các định chế tài chính có thể sử dụng rất nhiều phương pháp tính tiền lãi đốỉ với các khoản cho vay. Một số chính sách tính lãi thường được các ngân hàng áp dụng là: lãi đơn, lãi chiết khấu, lãi tính thêm, ký quỹ để bảo đảm tiền vay...Vì vậy để có cơ sỏ so sánh và lựa chọn nguồn tài trợ, dựa vào lãi suất danh nghĩa công bô' nhà quản trị phải tính ra mức lãi suất thực cho từng khoản vay.

* Chính sách lãi đơn: Theo chính sách này, người vay nhận

được toàn bộ khoản tiền vay và trả vốn gốc và lãi ở thời điểm đáo hạn.

Ví dụ: Một người vay một khoản tiền 10 triệu đồng, lãi suất 13% /năm, lãi tính theo phương pháp lãi đơn. Với chính sách này, người vay sẽ nhận được 10 triệu đồng ở hiện tại và sau 1 năm sẽ

phải trả cả gốc (10 triệu) và lãi là 1,3 triệu đồng. Lãi suất thực (re - effective rate) được tính như sau:

Re = (1,3 : 10) X 100% = 13%

Trường hợp khoản vay có thời hạn ngắn hơn 1 năm thì lãi suất thực được tính theo phương pháp lãi ghép.

Re = [ 1 + (i :k) ]k - 1

Trong đó: i là lãi suất danh nghĩa tính theo năm

k = 360/N hoặc 12/N (N là thời hạn của hợp đồng tín dụng, tính theo ngày hoặc tháng).

Ví dụ: khoản tiền vay có thời hạn 3 tháng thì lãi suất thực 1 năm được tính như sau:

Re = [ 1 + (0,13 : 4) ] 4 - 1 = 0,1365 hay 13,65%

* Chính sách lãi chiết khấir. Theo chính sách này, ngân hàng

cho người vay khoản tiền vay bằng khoản tiền vay danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa. Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trị danh nghĩa của khoản tiền vay.

vẫn ví dụ trên, nếu vay theo chính sách chiết khấu thì số tiền vay người vay thực nhận được là: lOtr - l,3tr = 8,7tr. Lãi suất thực trả cho khoản vay được tính như sau:

Tiền lãi 1,3

Re = ———7————— = -■■■■■■ = 0,1494 hay 14,94% Khoản tiền vay thực nhận 10-1,3

Nếu thời hạn vay ngắn hơn 1 năm thì lãi suất thực (năm) cũng tính theo phương pháp lãi ghép. Chẳng hạn khoản vay trên có thời hạn 3 tháng thì tổng chi phí trả lãi là:

10 X 3 X (0,13 : 12) = 0,325 triệu đồng Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tính như sau:

0,325

= 0,03359 hay 3,359% 10-0,325

Lãi suất năm là: Re = (1 + 0,03359)4 - 1 = 0,1413 hay 14,13% Như vậy lãi suất thực (năm) của khoản vay có thời hạn dưới 1 năm được xác định theo công thức sau:

Tổng sô lãi phải trả trong thời hạn vay b Re = (1 +--------—----- ———-------“7--------- ) -1

Tổng sô tiền vay thực nhận

Với k = 360/N hoặc 12/N (N là thời hạn vay tính theo ngày hoặc tháng)

* Chính sách lãi tính thêm\ thực chất của chính sách này là

cho vay trả góp, tiền lãi được cộng vào vón gốc và tổng số tiền (gốíc và lãi) phải trả được chia đều cho mỗi kỳ trả góp.

Ví dụ: Một khoản tiền vay 10 triệu đồng, thời hạn vay 1 năm vối lãi suất danh nghĩa được công bố là 14% /năm, toàn bộ gốc và lãi được trả dần trong 12 tháng vởi số tiền trả mỗi lần là như nhau. Tiền trả nợ hàng tháng được tính như sau:

10 X (1+0,14) ______ .-------—-------- = 0,95 triệu đồng -------—-------- = 0,95 triệu đồng

Để tìm lãi suất thực hàng tháng chúng ta đặt giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản tiền trả nợ bằng số tiền cho vay:

10 = 0,95 Ẹ

t=l

1(l + i%)' (l + i%)'

Suy ra thừa số giá trị hiện tại bằng 10,5263158. Tra bảng giá trị hiện tại của chuỗi tiền với n = 12 ta thấy 10,5263158 nằm trong khoảng lãi suất 2% và 3%. Chọn ij = 2% và i2 = 3% ta có:

NPV, = 0,95 X 10,5753 - 10 = 0,046535NPV2 = 0,95 X 9,954 - 10 = - 0,5437 NPV2 = 0,95 X 9,954 - 10 = - 0,5437

0,046535 X (3%-2%)

i = 2% + = 2,0788% (tháng) /0,046535/ + /-0,5437/

Suy ra lãi suất thực một năm là: Re = (l+0,020788)12 - 1 = 0,28 hay khoảng 28%

* Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh tốn

Khi vay vốn ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thế cho các loại phí trực tiếp khi vay mượn. Tuỳ theo chính sách của mỗi ngân hàng và uy tín của người vay mà khoản tiền ký quỹ khác nhau.

Lãi suất thực của phương thức vay mượn này được xác định theo công thức sau:

Lãi suất danh nghĩa Re = — —

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 101 - 108)