Khai thác, tạo lập nguồn vốn để hình thành, duy trì quy mơ và cơ cấu TSCĐ thích hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 52 - 53)

. un CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ bộ phận NGmới = NGcũ + r ,_7-1;

i T(í) M() Khấu hao luỹ kế Gá trị còn lạ 140%40

2.3.1. Khai thác, tạo lập nguồn vốn để hình thành, duy trì quy mơ và cơ cấu TSCĐ thích hợp

trì quy mơ và cơ cấu TSCĐ thích hợp

Khai thác và tạo lập nguồn vơn để hình thành và duy trì quy mơ TSCĐ thích hợp là hoạt động đầu tiên trong công tác quản trị TSCĐ. Việc khai thác và tạo lập nguồn hình thành TSCĐ sẽ quyết định đến quy mô và ảnh hưởng đến sự tồn tại của các TSCĐ. Do đó, để tạo lập nguồn vốn thích hợp, trước hết các doanh nghiệp, cần phải xác định cơ cấu tài sản và nhu cầu vốn đầu tư TSCĐ.

Việc hình thành một cơ cấu tài sản thích hợp có tác động trực tiếp đến tình hình sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp đầu tư đồng bộ, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đầu tư TSCĐ không đồng bộ, đầu tư quá sớm, không phù hợp với nhu cầu sử dụng... sẽ làm gia tăng tỷ

trọng TSCĐ chưa dùng hoặc khơng cần dùng, làm lãng phí vốn của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, vốn và tài sản của doanh nghiệp có thể cịn bị thất thốt, hư hỏng do tác động của tiến bộ kỹ thuật và điều kiện bảo quản khơng đảm bảo.

Để có được cơ cấu nguồn tài trợ thích hợp, đáp ứng các yêu cầu của cơ cấu vốn mục tiêu, giảm thiểu chi phí sử dụng vơn và mang tính khả thi, doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm và thời gian luân chuyển của từng loại tài sản. Trên thực tế, tùy theo khả năng tài chính; điều kiện, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp; tình hình phát triển của thị trường vốn... doanh nghiệp có thể khai thác lựa chọn, hoặc sử dụng kết hợp một số nguồn vốn sau:

+ Quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.

+ Vốn ngân sách Nhà nưởc (đốì với doanh nghiệp Nhà nước). + Vốn vay, vốn huy động qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu).

+ Vốn liên doanh, liên kết.

+ Các nguồn khác: thuê tài chính, thuê hoạt động...

Mỗi nguồn vốn đều có ưu, nhược điểm riêng với điều kiện khai thác và chi phí sử dụng khác nhau. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở chương 4. Doanh nghiệp cần cân nhắc, lựa chọn để xác lập một cơ cấu nguồn vốn thích hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 52 - 53)