Quản trị đầu tư chứng khoán thanh khoản cao

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 67 - 70)

. un CF nâng cấp Giá trị tháo dỡ bộ phận NGmới = NGcũ + r ,_7-1;

T c K = X B + X

3.2.3. Quản trị đầu tư chứng khoán thanh khoản cao

Việc quản lý tiền liên quan chặt chẽ với việc quản lý các loại tích sản gần với tiền - các loại chứng khốn có khả năng chuyển đổi thành tiền (tính thanh khoản - Liquidity) cao. Các loại tích

sản này đóng vai trị như một lớp đệm cho tiền: sơ dư tiền có thể dễ dàng đầu tư vào các loại chứng khốn có tính thanh khoản cao đồng thời các loại chứng khốn này có thể được bán rất nhanh với chi phí thấp để thoả mãn những nhu cầu cấp bách về tiền. Hình 3.2 cho thấy mốì quan hệ giữa dịng tiền và các chứng khốn thanh khoản cao được sử dụng để duy trì tiền ở mức mong muốn.

Hình 3.2. Mối quan hệ giữa dịng tiền và chứng khốn

Các loại chứng khốn có tính thanh khoản cao là những cơng cụ tài chính được mua bán trên thị trường tiền tệ, hay thị trường vốn có tính linh hoạt rất cao. Nhiều cơng cụ của thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm được coi là những tích sản gần như tiền. Trong cơng tác quản lý tài chính, các nhà quản lý thường đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi vào các loại chứng khốn có tính thanh khoản cao trong trường hợp mức tồn quĩ tạm thời cao hơn mức ấn định. Ngược lại, khi cán cân tiền của doanh nghiệp giảm thấp hơn mức ấn định, các loại chứng khoán này được dùng đê chuyển đổi nhanh thành tiền.

Các chứng khốn thanh khoản cao thường có thu nhập thấp hơn các loại tài sản đang hoạt động. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp thường vẫn đầu tư vào các loại chứng khoán này bởi các lý do sau:

- Dùng để thay thế tiền dưởi hình thức tài sản gần tiền. Khi hết tiền doanh nghiệp có thể dễ dàng bán chứng khốn để tái tạo vơh tiền tệ cần thiết.

- Là hình thức đầu tư tạm thời. Hình thức này thường xuất hiện trong một số doanh nghiệp kinh doanh có tính mùa vụ.

Khi đầu tư vào các loại chứng khoán, cần xem xét, cân nhắc kỹ các biến số sau:

* Tính thanh khoản: tức là khả năng chuyển đổi chứng khoán

thành tiền. Đặc tính này được xét trên hai mặt: Giá bán của chứng khoán và thời gian cần thiết để bán chúng. Hai yếu tố này có mốì quan hệ với nhau, chẳng hạn thòi gian bán sẽ rất ngắn nếu có một sự nhượng bộ về giá bán. Một chứng khốn được coi là có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được chuyển nhượng nhanh chóng mà người bán khơng phải có những nhượng bộ quan trọng về giá bán.

* Tính rủi ro: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán thường bao

gồm:

- Rủi ro khánh tận tài chính: là loại rủi ro mà người phát hành chứng khốn khơng có khả năng chi trả tiền lãi và gốc theo lịch trình thanh tốn. Trừ các loại chứng khốn do Chính phủ phát hành, tất cả các loại chứng khốn cơng ty đều có rủi ro này ở một mức độ nào đó.

- Rủi ro lãi suất: là những rủi ro về sự thay đổi giá trị thị trường của các loại chứng khoán mà chủ yếu là do những biến động của các loại lãi suất trên thị trường làm cho lãi suất thực của chứng khốn thấp hơn lãi suất danh nghĩa của nó.

- Rủi ro về sức mua: là loại rủi ro xảy ra khi sức mua thực tế của tiền tệ tại thời điểm nhận được lợi nhuận đầu tư bị giảm xuống do tác động của lạm phát. Loại rủi ro này hầu như không đáng kể trong các hoạt động đầu tư ngắn hạn.

- Ngoài ra, hoạt động đầu tư chứng khốn cịn có thể có các rủi ro khác như: rủi ro hốì đối, rủi ro thanh khoản,...

* Lợi nhuận kỳ vọng: Tỷ lệ sinh lòi kỳ vọng của một chứng

khi lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán. Mặt khác, giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mốì liên hệ với nhau, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. So với cổ phiếu, trái phiếu công ty và các cơng cụ đầu tư dài hạn khác, các chứng khốn ngắn hạn có mức rủi ro thấp nên tính thanh khoản của chúng cao hơn.

* Khả năng chịu thuế: Phạm vi chịu thưế của những khoản lợi

nhuận do đầu tư chứng khoán mang lại là một sự cân nhắc quan trọng khi đánh giá lợi nhuận thuần kỳ vọng của các chứng khốn. Tại một sơ" nước, lợi nhuận do các loại trái phiếu Chính phủ mang lại được miễn thuế thu nhập, còn lợi nhuận từ các loại chứng khoán khác đều phải chịu thuế. Bỏi vậy, trước khi ra quyết định đầu tư về một loại chứng khốn nào đó cần phải xem xét tỷ lệ sinh lời sau thuế là bao nhiêu.

* Thời gian đáo hạn: Khi cần phải bán gấp một loại chứng

khốn nào đó thì việc phải nhượng bộ về giá cả là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải bán đột xuất các loại chứng khoán cần phải thiết lập một danh mục đầu tư chứng khốn có nhiều mức đáo hạn khác nhau phù hợp với nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị tài chính: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 67 - 70)