D Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, khơng
4. Doanh nghiệp khơng phải hồn trả khoản tiền đã huy động được trừ khi doanh nghiệp
4.2.3. Tín dụng ngân hàng
4.2.3.1. Các hình thức vay vốn
Quan hệ tín dụng ngắn hạn giữa doanh nghiệp vdi ngân hàng, hoặc với các tổ chức tài chính trung gian khác (sau đây gọi chung là ngân hàng) có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, chiết khâu chứng từ có giá, bao thanh tốn, vay theo hợp đồng...
* Vay từng lần
Vay từng lần là hình thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo từng lần vay vốn.
Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm đơn xin vay và gửi đến ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay. Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nếu đủ điều kiện vay, ngân hàng sẽ thông báo cho doanh nghiệp và hai bên sẽ tiến hành ký kết một hợp đồng tín dụng, hoặc người vay lập khế ưốc nhận nợ. Khế ước nhận nợ thường bao gồm một số nội dung cơ bản như: Tổng số tiền vay, thời gian vay, các kỳ hạn trả nợ gốc, mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn, lãi suất vay và cách thức trả lãi.
Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đốì với các khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả khơng thường xun, khơng có uy tín vối ngân hàng. Xét về phía người đi vay, hình thức vay từng lần có một số bất lợi, đó là: tơn nhiều thời gian cho việc thực hiện các thủ tục vay vốn từng lần, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng bị động về nguồn vốh nếu khơng có đủ điều kiện vay ngân hàng. Mặt khác, trong quá trình sử dụng vốn vay nhà quản trị tài chính cần phải thường xuyên theo dõi tình hình tài chính để chủ động trả nợ ngân hàng nếu điều kiện tài chính cho phép nhằm rút ngắn thời gian vay và để giảm thiểu chi phí trả lãi vay.
* Vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay và thu nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hoá của người vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong thời hạn đã ký kết không được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận trong hợp đồng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tơì đa được duy trì
trong một thịi hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức thường được ngân hàng áp dụng đốĩ vối các khách hàng có quan hệ vay trả thường xun, có tín nhiệm với ngân hàng, có tốc độ luân chuyển vốn lưu động và vốn vay nhanh.
Thủ tục vay vốn: Trước kỳ kế hoạch (thường là quý), người
vay phải gửi tới ngân hàng các loại giấy tờ sau:
- Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đốì kế tốn (quý). - Kế hoạch luân chuyển vật tư hàng hoá, kế hoạch vay vốn và trả nợ.
- Các hợp đồng kinh tế liên quan, các chứng từ, dự tốn chi phí...
Sau khi thẩm định hồ sơ xin vay, nếu chấp nhận cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng theo quý, trong đó có xác định rõ một số nội dung cơ bản như: Hạn mức tín dụng, sơ' vịng quay vơ'n vay, tổng doanh sơ' trả nợ trong q.
Sau khi ký hợp đồng tín dụng, khi có nhu cầu sử dụng vốn vay, người vay chỉ cần lập bảng kê chứng từ xin vay nộp cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ phát tiền vay cho khách vay nếu chứng từ hợp lệ và cịn hạn mức tín dụng.
Trả nợ vay: Khi có tiền thu bán hàng, người vay phải nộp
toàn bộ vào tài khoản tiền vay để đảm bảo doanh sơ' trả nợ và vịng quay vốn vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, phần cịn lại chuyển về tài khoản tiền gửi để sử dụng. Lãi vay thường được ngân hàng tính và thu vào ngày cuối của các tháng.
Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, trên cơ sở các điều khoản đã ký kết. Nếu số vòng quay vốn vay thực tế thấp hơn sơ' vịng quay đã ký kết, ngân hàng tiến hành truy thu lãi nợ quá hạn đối với người vay.
Lãi thu thêm đối với nợ
quá hạn
Dư nợ thực tế bình quân X
một ngày
Lãi suất nợ quá hạn - Lãi suất ghi trong HĐTD