Trong các mục trên, chúng ta đã thiết lập được phương pháp tính chi phí của các yếu tố vốn khác nhau trong cấu trúc vốn của công ty. Bây giờ cần xem xét phương pháp để xác định quyền số (trọng số) của các yếu tố vốn này. Chúng ta sẽ cố gắng để xác định trọng số của các yếu tố vốn sao cho phù hợp với mong muốn là đạt được chi phí vơn tổng thể thấp nhất. Điều này thể hiện cấu trúc vốn của công ty là tối ưu. Đe phục vụ cho các phân tích và tính tốn này, chúng ta sử dụng lại các số liệu trên bảng 5.8 ở trên.
Làm thế nào để cơng ty có thể quyết định được trọng số phù hợp của các nguồn tài trợ cho nợ, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiêu thường? Mặc dù nợ là một nguồn tài trợ rẻ nhất, nó cũng chỉ nên được sử dụng trong một phạm vi nhất định. Trong trường hợp của công ty Việt An, nợ chỉ phải chịu một chi phí sau thuế là 7,05% trong khi các nguồn, tài trợ khác có chi phí thấp nhất là 10,94%. Vậy tại sao không sử dụng thêm nợ? Câu trả lời là ở chỗ, việc sử dụng nợ quá một mức nhất định có thể làm tăng rủi ro tài chính của cơng ty và do đó làm tăng chi phí đốì với tất cả các nguồn tài trợ.
Giả sử bạn đang bắt đầu điều hành cơng ty riêng của mình và đang cân nhắc 3 khả năng cấu trúc vốn khác nhau. Để tạo dễ dàng cho việc phân tích (nhưng vẫn khơng làm thay đổi bản chất của vấn đề), giả sử chỉ có 2 nguồn tài trợ là nợ và vốn chủ sở hữu dưới dạng cổ phiếu thường. Chi phí của các bộ phận trong cấu trúc vốn thay đổi mỗi khi chúng ta thay đổi hỗn hợp giữa nợ và vốn CSH. Các tình huống thể hiện trong bảng dưới đây:
CF (sau thuế) (%) Trong số ■(%) CF bình quân gia quyền Phương án tài chính I Nợ Vốn CSH
Chi phí BQ gia quyền
6,512,0 12,0 20 80 1,3 9,6 10,9 Phương án tài chính II Nợ Vốn CSH
Chi phí BQ gia quyền
7,012,5 12,5 40 60 2,8 7,5 10,3
Phương án tài chính III Nợ
Vốn CSH
Chi phí BQ gia quyền
9,015,0 15,0 60 40 5,4 6,0 11,4
Như bảng trên cho thấy, ban đầu cơng ty có thể giảm chi phí vốn bình quân gia quyền với việc tài trợ bằng nợ, nhưng khi vượt
quá phương án II, việc tiếp tục sử dụng nợ sẽ trở nên không hấp dẫn và làm tăng đáng kể chi phí của các nguồn tài trợ. Theo lý thuyết tài chính truyền thơng, tồn tại một đường cong hình chữ u về mơì quan hệ giữa chi phí vốn với mức nợ cơng ty áp dụng như chỉ ra trên hình 5.5 dưới đây. Trong ví dụ này, cấu trúc vốn tối ưu đạt được khi tỷ số nợ so vói tài sản là 40%.
Hỗn hợp nợ - vốn CSH (%)
Hình 5.5. Đường chi phí vốn
Hầu hết các cơng ty có thể sử dụng 30 đến 50% nợ trong cấu trúc vơn của mình mà khơng phải chịu chi phí bổ sung đốỉ với các chủ nợ và các nhà đầu tư. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các cơng ty có rủi ro kinh doanh cao hoặc thấp. Một công ty tăng trưởng trong một ngành cơng nghiệp tương đơì ổn định có thể cố gắng để hấp thụ nhiều nợ hơn các đốì tác của nó trong các ngành cơng nghiệp có tính chu kỳ.
Bảng dưới đây cho thấy cấu trúc nợ khác nhau trong một số công ty thuộc các ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ.
Công ty (ngành) Tỷ lệ nỢ/TS (%)
Mylan Labs (Dược) 12
Liz Claiborn (Quần áo nữ) 26
Microsoít (Phần mềm) 28
Diebold (Cơ khí tự động) 30
Qualcomm (Truyền thơng) 37
Gannett (Báo chí và xuất bản) 43
Alcan Aluminum (Sản phẩm nhơm) 46
Motorola (Điện tử) 55
Sensormatic Electronic (Chống trộm) 59
Playboy Enterprises (Giải trí) 60
Stanley Works (Cơng cụ gia đình) 65
Fluor Daniel (Cơ khí) 68
Dow Chemical (Hố dầu) 69
Reebok International (Giầy) 72
Delta Airline (Hàng khơng) 78
Trong việc quyết định mức pha trộn thích hợp, các cơng ty thường bắt đầu bằng việc đánh giá cấu trúc vốn hiện hành của nó xem liệu đã tơì ưu chưa. Nếu chưa tối ưu, việc tài trợ tiếp theo cần được tiến hành theo hướng mức pha trộn công ty mong muốn hơn. Công ty sẽ chỉ cân nhắc tới chi phí của các tài trợ mới hoặc tài trợ bổ sung.